Đăng thông tin sai sự thật người khác chết trên các trang truyền thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tôi hiện tại đang là người làm trên thông trên mạng xã hội tiktok, tuy nhiên dạo gần đây do nổi tiếng hơn trong các video mà tôi tung ra đã có không ít ý kiến trái chiều vậy nên tôi bị một số người tẩy chay. Tôi đã rút lui khỏi mạng xã hội một thời gian nên không biết có người bịa đặt thông tin sai sự thật về mình. Cụ thể trong số những người tẩy chay tôi có một người làm video nói rằng tôi đã chết, sau đó phát tán chúng trên mạng Facebook và Tiktok, việc này gây thiệt hại cho tôi cả về thời gian, tiền bạc và gây hoang mang cho những mối quan hệ xã hội của tôi. Vậy tôi muốn hỏi hành vi này có vi phạm pháp luật không? Có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Những hành vi nghiêm cấm về an ninh mạng?

Căn cứ Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng như sau:

- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

+ Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

+ Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

- Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

- Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

- Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

- Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Như vậy, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 thì hành vi đăng thông tin sai sự thật người khác chết trên các trang truyền thông là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định về an ninh mạng.

Đăng thông tin sai sự thật người khác chết trên các trang truyền thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Đăng thông tin sai sự thật người khác chết trên các trang truyền thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Đăng thông tin sai sự thật bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

(1) Căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về xử phạt các vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

+ Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

+ Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

+ Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

+ Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

(2) Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

- Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu tổ chức đăng thông tin sai sự thật đó có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng còn trường hợp nếu cá nhân là người vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân khác.

Bồi thường thiệt hại khi đăng thông tin sai sự thật về người khác như thế nào?

(1) Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

(2) Căn cứ Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Từ những căn cứ trên, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình và yêu cầu cá nhân gây ra thông tin sai sự thật phải bồi thường dựa trên những căn cứ như sau:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi dựa trên quy định pháp luật liên quan đến nội dung đăng thông tin sai sự thật về người khác lên mạng xã hội mà bạn quan tâm.

Xử phạt vi phạm hành chính
Đăng thông tin sai sự thật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nam giới bán dâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
9,981 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính Đăng thông tin sai sự thật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính Xem toàn bộ văn bản về Đăng thông tin sai sự thật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào