Đăng tải video, livestream xem bói trên Tiktok có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Đăng tải video, livestream xem bói trên Tiktok có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng tiktok vì Format được thiết kế ngắn 15 giây cũng là bước đi khôn ngoan giải quyết được trăn trở “cả thèm chóng chán” của người xem video giải trí.
Đồng thời, người sử dụng tiktok có thể chia sẽ video của mình lên nền tảng này một cách nhanh chóng, thời lượng ngắn, không phải cầu kì như Youtube. Vậy nên, TikTok hiện nay trở thành một ứng dụng phổ biến cho người dùng.
Người dùng tiktok để quảng cáo, bán hàng, giải trí.... Và đặc biệt hiện nay hình thức xem bói trên tiktok cũng được rất nhiều người quan tâm.
Thời gian vừa rồi, xuất hiện một trào lưu mới: "Đúng nhận, sai cãi". Chỉ trong 2 ngày (6 - 7.2), trên TikTok xuất hiện nhiều clip "bắt trend" theo trào lưu này.
Được biết trào lưu "Đúng nhận, sai cãi" xuất phát từ video được đăng tải trên tài khoản cá nhân của cô T.H ở Hải Dương. Trong các video này, T.H luôn xưng với người xem bói là cô và con, chuyên xem về đường tình duyên, đất cát nhà cửa, công danh sự nghiệp, vận hạn…
Đặc biệt, sau mỗi câu phán, cô T.H thường chêm vào câu nói: "Đúng nhận, sai cãi". Câu nói này ngay lập tức đã trở thành trend giới trẻ học theo trên nền tảng TikTok.
Vậy việc đăng video xem bói này có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và khoản 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Theo quy định trên, có thể thấy nếu việc xem bói không nhằm mục đích trục lợi, không gây hậu quả xấu thì sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật và không bị xử lý. Ngược lại, hành vi đăng tải video, livestream xem bói trục lợi bất hợp pháp thì được xác định là vi phạm pháp luật.
Chiều ngày 7.2, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), cũng đã cho biết pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ ràng về hành vi lợi dụng bói toán gây ảnh hưởng xấu đến người dân, gây ra những thiệt hại về người và của cải, thì sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc xử lý hình sự, hoặc bị xử lý cả hành chính và hình sự.
Vậy nên đối với các hành vi lợi dụng xem bói gây ảnh hưởng xấu đến người dân, gây ra những thiệt hại về người và của cải, thì sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc xử lý hình sự, hoặc bị xử lý cả hành chính và hình sự.
Đăng tải video, livestream xem bói trên Tiktok có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Đăng tải video, livestream xem bói trên Tiktok để trục lợi bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Theo đó, việc đăng video coi bói trên Tiktok để trục lợi có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn buộc phải tháo bỏ video đã đăng.
Lưu ý, mức xử phạt trên áp dụng với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức xử phạt sẽ bằng 1/2 tổ chức.
Đăng tải video, livestream xem bói trên Tiktok để trục lợi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan nếu thỏa mãn các cấu thành tội phạm, có thể chịu khung hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan là:
Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?