Đăng ký tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần làm rõ một số nội dung gì? Thời gian đăng ký tổ chức hội thảo là khi nào?
- Đăng ký tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần làm rõ một số nội dung gì?
- Thời gian các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức hội thảo là khi nào?
- Khi tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Việc quản lý, tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Đăng ký tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần làm rõ một số nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 giải thích thì Hội thảo là cuộc họp của cơ quan, đơn vị được tổ chức để thảo luận, đưa ra ý kiến tranh luận về một hay nhiều vấn đề cụ thể; thể hiện tính tự nguyện và không có kết luận.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định về đăng ký tổ chức như sau:
Đăng ký tổ chức
1. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, căn cứ nhiệm vụ hằng năm lập danh sách chi tiết về từng hội nghị, hội thảo; phối hợp với: Văn phòng, Vụ 14, Cục 2, Cục 3 VKSND tối cao để xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị. Đăng ký tổ chức cần làm rõ một số nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Lĩnh vực, nội dung tổ chức;
c) Đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện;
d) Thành phần và số lượng đại biểu;
đ) Hình thức, địa điểm tổ chức (trực tiếp, trực tuyến);
e) Dự kiến thời gian thực hiện;
g) Xây dựng tài liệu và hình thức phát tài liệu;
h) Phân công trách nhiệm tổ chức;
i) Nguồn kinh phí;
k) Thông báo các cơ quan báo chí, truyền hình (nếu có);
l) Các công việc khác (nếu có).
...
Theo quy định trên, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, căn cứ nhiệm vụ hằng năm lập danh sách chi tiết về từng hội thảo; Đồng thời phối hợp với: Văn phòng, Vụ 14, Cục 2, Cục 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác chuẩn bị.
Đăng ký tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần làm rõ một số nội dung sau:
- Mục đích, yêu cầu;
- Lĩnh vực, nội dung tổ chức;
- Đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện;
- Thành phần và số lượng đại biểu;
- Hình thức, địa điểm tổ chức (trực tiếp, trực tuyến);
- Dự kiến thời gian thực hiện;
- Xây dựng tài liệu và hình thức phát tài liệu;
- Phân công trách nhiệm tổ chức;
- Nguồn kinh phí;
- Thông báo các cơ quan báo chí, truyền hình (nếu có);
- Các công việc khác (nếu có).
Đăng ký tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Thời gian các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức hội thảo là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 6 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Đăng ký tổ chức
...
2. Thời gian các đơn vị đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo trước ngày 30/11 hằng năm. Dự kiến thực hiện từ 01 đến 03 tháng trước khi diễn ra hội nghị, hội thảo.
3. Đối với các hội nghị, hội thảo có sự tham gia, tài trợ Quốc tế, có thể đăng ký sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm 30/11 hằng năm.
Theo đó, thời gian các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng ký tổ chức hội thảo trước ngày 30/11 hằng năm. Dự kiến thực hiện từ 01 đến 03 tháng trước khi diễn ra hội thảo.
Đối với các hội thảo có sự tham gia, tài trợ Quốc tế, có thể đăng ký sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm 30/11 hằng năm.
Khi tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Bảo đảm thống nhất công tác quản lý các hoạt động đăng ký, phê duyệt và tổ chức hội nghị, hội thảo của VKSND tối cao.
2. Đảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống lãng phí.
3. Tuân thủ quy định của Nhà nước và VKSND tối cao.
4. Khuyến khích việc tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo bằng hình thức trực tuyến.
Như vậy, khi tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần bảo đảm thống nhất công tác quản lý các hoạt động đăng ký, phê duyệt và tổ chứ hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đồng thời, đảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống lãng phí, tuân thủ quy định của Nhà nước và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khuyến khích việc tăng cường tổ chức các hội thảo bằng hình thức trực tuyến.
Việc quản lý, tổ chức hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định 03/QyĐ-VKSTC năm 2019 quy định về 1uản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo như sau:
Quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo
1. Viện trưởng VKSND tối cao thống nhất việc quản lý, tổ chức, hội nghị, hội thảo của VKSND tối cao và phân công cho các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao phụ trách thực hiện.
2. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, thành phần, nội dung đã được phê duyệt (việc cử công chức tham dự một số hội nghị hội thảo đi bằng phương tiện máy bay phải thật sự cần thiết, tránh lãng phí); thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo vệ bí mật và các quy định trong việc thông tin tuyên truyền.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất việc quản lý, tổ chức, hội nghị, hội thảo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phân công cho các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách thực hiện.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành hội nghị, hội thảo theo đúng chương trình, thành phần, nội dung đã được phê duyệt (việc cử công chức tham dự một số hội nghị hội thảo đi bằng phương tiện máy bay phải thật sự cần thiết, tránh lãng phí); thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo vệ bí mật và các quy định trong việc thông tin tuyên truyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?