Đăng ký tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW) hoạt động tuyến nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Có phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW)?
- Đăng ký tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW) hoạt động tuyến nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Chủ tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW) hoạt động tuyến nước ngoài có trách nhiệm gì khi có sự thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký?
Có phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW)?
Khái niệm về đăng ký tàu biển Việt Nam được quy định tại khoản Điều 17 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các loại tàu biển phải đăng ký được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Các loại tàu biển phải đăng ký
1. Các loại tàu biển sau đây phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
a) Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên;
b) Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên;
c) Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
2. Việc đăng ký các loại tàu biển không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định.
Theo đó, các loại tàu biển phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam bao gồm tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên hoặc tàu biển có công suất nhỏ hơn nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Do đó, đối với tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW) nhưng hoạt động tuyến nước ngoài thì phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Có phải đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW)? (Hình từ Internet)
Đăng ký tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW) hoạt động tuyến nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện đăng ký tàu biển được quy định tại Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng của tàu biển;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này phải có hợp đồng thuê tàu trần hoặc hợp đồng thuê mua tàu.
Như vậy, đối với tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW) nhưng hoạt động tuyến nước ngoài muốn đăng ký thì phải đảm bảo các điều kiện được liệt kê nêu trên.
Chủ tàu biển có tổng công suất nhỏ hơn 75 kilôwatt (KW) hoạt động tuyến nước ngoài có trách nhiệm gì khi có sự thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký?
Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển được quy định tại Điều 22 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Trách nhiệm của chủ tàu về đăng ký tàu biển tại Việt Nam
1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các giấy tờ và khai báo đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến tàu biển đăng ký quy định tại Điều 20 và Điều 24 của Bộ luật này cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Trường hợp tàu biển do tổ chức, cá nhân Việt Nam đóng mới, mua, được tặng cho, thừa kế thì chủ tàu có trách nhiệm đăng ký tàu biển theo quy định.
3. Chủ tàu có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.
4. Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển đó.
5. Chủ tàu có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
6. Các quy định tại Điều này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần, thuê mua tàu.
Theo đó, chủ tàu nói chung khi đã đăng ký tàu biển, có trách nhiệm thông báo chính xác, đầy đủ và kịp thời cho Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam về mọi thay đổi của tàu liên quan đến nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?