Đăng ký mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo có mất phí không? Thời gian giải quyết là bao nhiêu ngày?
- Đăng ký mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo có mất phí không? Thời gian giải quyết là bao nhiêu ngày?
- Mẫu văn bản đăng ký mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo là mẫu đơn nào?
- Tổ chức tôn giáo mở lớp bồi dưỡng không dành cho người chuyên hoạt động về tôn giáo thì có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân không?
Đăng ký mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo có mất phí không? Thời gian giải quyết là bao nhiêu ngày?
Căn cứ điểm d và điểm h tiểu mục 29 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 quy định như sau:
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
...
29. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MỞ LỚP BỒI DƯỠNG VỀ TÔN GIÁO CHO NGƯỜI CHUYÊN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
...
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho những người chuyên hoạt động tôn giáo.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.
g)Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo.
h) Lệ phí: Không có.
...
Theo đó, thời hạn giải quyết văn bản đăng ký mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ.
Khi đăng ký mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo, tổ chức tôn giáo không cần phải nộp lệ phí đăng ký.
Đăng ký mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo có mất phí không? Thời gian giải quyết là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản đăng ký mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo là mẫu đơn nào?
Căn cứ điểm i tiểu mục 29 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 quy định như sau:
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
...
29. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MỞ LỚP BỒI DƯỠNG VỀ TÔN GIÁO CHO NGƯỜI CHUYÊN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
...
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đăng ký mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo (Mẫu B27, Phụ lục Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017).
...
Từ quy định trên thì tổ chức tôn giáo khi có nhu cầu mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động về tôn giáo thì cần lập văn bản đăng ký theo Mẫu B27 ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP tải về.
Tổ chức tôn giáo mở lớp bồi dưỡng không dành cho người chuyên hoạt động về tôn giáo thì có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc mở lớp bồi dưỡng cho người chuyên hoạt động tôn giáo như sau:
Mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi mở lớp. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lớp, địa điểm, lý do, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.
Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi mở lớp chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai giảng. Văn bản thông báo nêu rõ tên lớp, địa điểm, lý do, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.
Trường hợp việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo có hành vi quy định tại Điều 5 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không tổ chức hoặc dừng việc mở lớp bồi dưỡng.
Như vậy, khi mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo nhưng không dành cho những đối tượng chuyên hoạt động tôn giáo thì tổ chức tôn giáo phải liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp huyện để đăng lý mở lớp .
Thời gian đăng ký mở lớp chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai giảng lớp bồi dưỡng về tôn giáo.
Lưu ý: Khi mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo thì tổ chức tôn giáo không được phép thực hiện các hành vi quy định tại Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 để không bị ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu không tổ chức hoặc dừng việc mở lớp bồi dưỡng. Cụ thể là các hành vi sau:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?