Đăng ký mã số mã vạch của doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ gì? Đóng phí sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Mã số mã vạch của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN quy định về mã số mã vạch như sau:
Giải thích từ ngữ
...
1. Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân.
2. Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
...
Theo đó, mã số được hiểu là một dãy số hoặc chữ được doanh nghiệp sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân.
Đối với mã vạch được hiểu là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Đăng ký mã số mã vạch của doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Để thực hiện đăng ký mã số mã vạch của doanh nghiệp, cần phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp như sau:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch
1. Hồ sơ:
a) Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
b) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;
- Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).
2. Hình thức nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch, lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
3. Trình tự giải quyết thủ tục:
a) Trường hợp cấp mới:
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này;
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
b) Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận:
Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đã được cấp.
Theo đó, khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định có 02 trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp, cụ thể sau đây:
(1) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp, hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
(2) Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp, hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;
– Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).
Đóng phí sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch của doanh nghiệp, mức thu phí cấp mã số mã vạch của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
(1) Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp
(2) Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp nước ngoài
(3) Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch của doanh nghiệp hàng năm (niên phí)
Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet như thế nào?
- Chính thức bảng lương giáo viên 2025 theo quy định mới có mức thấp nhất, cao nhất là bao nhiêu?
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?