Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay được quy định ra sao? Có khó khăn gì hay cần điều kiện gì bắt buộc hay không?
Thế nào là cơ sở tín ngưỡng theo luật?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về cơ sở tín ngưỡng như sau:
"4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác."
Như vậy, trường hợp người anh của bạn là muốn xây nhà thờ cho dòng họ thì thuộc vào dạng cơ sở tín ngưỡng bạn nhé.
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
Có phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng cho nhà thờ dòng họ không?
Căn cứ Điều 12 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
- Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Như vậy bạn thấy rằng quy định trên cũng đã nêu rõ ràng các hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng đều phải được đăng ký. Tuy nhiên trường hợp cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ là một ngoại lệ mà không cần phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng bạn nhé.
Mẫu văn bản đăng ký anh tham khảo tại Mẫu B1 (ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP)
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng là ai?
Căn cứ Điều 11 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng như sau:
- Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng.
- Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử.
- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên đã nêu rõ việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định trên.
Căn cứ Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ như sau:
- Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
- Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
- Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?