Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai như thế nào? Có được đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký không?
Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản nào?
Căn cứ vào quy định tại Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
"Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
...
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch."
Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
+ Tài sản chưa hình thành
+ Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Đăng ký biện pháp bảo đảm
Tài sản hình thành trong tương lai có phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu."
Như vậy, đối với tài sản thế chấp là căn hộ chung cư đang xây dựng là tài sản hình thành trong tương lai chủ đầu tư khi thực hiện thế chấp không bắt buộc phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm chỉ thực hiện khi có yêu cầu của các bên về việc đăng ký biện pháp bảo đảm.
Có được đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký không?
Căn cứ Điều 18, khoản 1 Điều 26, khoản 1 Điều 43 Nghị định 102/2017/NĐ-CP có quy định:
"Điều 18. Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
...
Điều 26. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
...
Điều 43. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất đã đăng ký sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính);
b) Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này) hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
d) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)."
Như vậy, khi chủ đầu tư đăng ký biện pháp bảo đảm đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là căn hộ chung cư thì khi căn hộ này hình thành thì phải thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm.
Thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bao gồm:
- Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi
- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp
- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?