Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được việc làm thì có bị mất những tháng chưa hưởng hay không?
Bao lâu thì được nhận trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ hai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
"2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo."
Tháng đầu tiên chi trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; tháng thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ ngày 27/5/2022 lên thông báo lần 2 thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ là ngày 07/6/2022 đến ngày 11/8/2022.
Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được việc làm thì có bị mất những tháng chưa hưởng hay không?
Mức hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai của có được cao hơn so với tháng đầu tiên hay không?
Tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
"1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này."
Và theo khoản 7 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì:
"7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định."
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mức hưởng này là mức hưởng chung, đã được tính bình quân nên cho dù có được tăng lương ở 3 tháng cuối trước khi nghỉ việc thì cũng được lãnh số tiền như nhau.
Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được việc làm thì có bị mất những tháng chưa hưởng hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
"4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.
Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp."
Theo đó, đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được việc làm thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cụm công nghiệp làng nghề là cụm công nghiệp có tối thiểu bao nhiêu % diện tích đất công nghiệp dành cho việc di dời?
- Thông tư 29/2024 về định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa từ 1/4/2025 ra sao?
- Chính thức từ 01/7/2025 số định danh cá nhân thay thế mã số thuế cá nhân? Số định danh cá nhân là gì?
- Nêu ý kiến về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh? Xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 như thế nào?