Đảng đoàn Quốc hội là tổ chức đảng do ai có thẩm quyền quyết định thành lập? Đảng đoàn Quốc hội có những quyền hạn gì?
Đảng đoàn Quốc hội là tổ chức đảng do ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
Đảng đoàn Quốc hội (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định như sau:
Vị trí, chức năng
Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
Căn cứ quy định trên thì Đảng đoàn Quốc hội là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập.
Đảng đoàn Quốc hội chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
Trước đây, quy định chức năng của Đảng đoàn tại Điều 1 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) như sau:
Chức năng
Đảng đoàn, ban cán sự đảng ở Trung ương là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội và một số hội quần chúng ở Trung ương (gọi chung là cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể) theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
Đảng đoàn Quốc hội có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) quy định quyền hạn của Đảng đoàn Quốc hội như sau:
Quyền hạn
1. Thực hiện quyền hạn của mình theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định của mình.
2. Được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách của cơ quan để thực hiện nhiệm vụ.
3. Dự các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập.
4. Được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin:
- Nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành và các thông tin có liên quan.
- Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề của các ban, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương có liên quan đến nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng.
Việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do bí thư (hoặc phó bí thư được ủy quyền) xem xét, quyết định.
Theo đó, Đảng đoàn Quốc hội có những quyền hạn được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trước đây, quy định quyền hạn của Đảng đoàn Quốc hội tại Điều 3 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) như sau:
Quyền hạn
1- Đảng đoàn, ban cán sự đảng thực hiện quyền hạn của mình theo quy định và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các quyết định của mình.
2- Đảng đoàn, ban cán sự đảng được sử dụng bộ máy giúp việc chuyên môn của cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
3- Đại diện đảng đoàn, ban cán sự đảng được tham dự các cuộc họp do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập bàn về những nội dung công tác liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể.
4- Đảng đoàn, ban cán sự đảng được các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin:
- Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các thông tin có liên quan.
- Báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề liên quan của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể ở Trung ương.
Việc cung cấp thông tin cho các thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do bí thư (hoặc phó bí thư được ủy quyền) xem xét, quyết định.
Thành viên Đảng đoàn Quốc hội bao gồm những ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định 97-QĐ/TW năm 2023 (Có hiệu lực từ 07/02/2023) về thành viên Đảng đoàn Quốc hội như sau:
Đảng đoàn, ban cán sự đảng do Bộ Chính trị quyết định thành lập. Thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng do Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở đề nghị của đảng đoàn, ban cán sự đảng
1. Thành viên Đảng đoàn Quốc hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy viên Trung ương Đảng (chính thức và dự khuyết) đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn.
2. Thành viên Ban cán sự đảng Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 Phó Thủ tướng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.
3. Thành viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, các Ủy viên Trung ương Đảng (chính thức và dự khuyết) tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trưởng Ban Tổ chức cán bộ cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Bí thư Đảng đoàn, 1 Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Bí thư Đảng đoàn.
Căn cứ trên quy định thành viên Đảng đoàn Quốc hội bao gồm:
- Chủ tịch Đảng đoàn Quốc hội.
- Các Phó Chủ tịch.
- Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chính thức và dự khuyết) đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn.
Trước đây, quy định thành viên Đảng đoàn Quốc hội tại khoản 1 Điều 4 Quy định 172-QĐ/TW năm 2013 (Hết hiệu lực từ 07/02/2023) như sau:
Đảng đoàn, ban cán sự đảng do Bộ Chính trị quyết định về nhân sự
1- Thành viên Đảng đoàn Quốc hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thành viên khác (nếu có) do Đảng đoàn đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Đồng chí Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, 1 đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?