Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Tổng kết 13 kỳ Đại hội Đảng tính đến năm 2023?

Cho tôi hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Tổng kết 13 kỳ Đại hội của Đảng đến năm 2023? - Câu hỏi của chú B.G (Tây Ninh)

Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội?

Tính đến năm 2023, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có tổng cộng 13 kỳ đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu của cách mạng Việt Nam.

Cụ thể như sau:

Đại hội Đảng

Nội dung

Đại hội I:

Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

Thời gian: từ 27 đến 31/3/1935

Địa điểm: Ma Cao (Trung Quốc)

Số lượng đảng viên: 600

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 13

Tổng Bí thư do Đại hội bầu: Đồng chí Lê Hồng Phong

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 13 đồng chí

Đại hội II:

Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn

Thời gian: Từ 11 đến 19/2/1951

Địa điểm: Xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

Số lượng đảng viên trong cả nước:766.349

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 158

Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Trường Chinh

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 29

Ủy viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 7

Đại hội III:

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà

Thời gian: Từ 5 đến 10/9/1960

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 500.000

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 525

Chủ tịch Đảng được bầu tại Đại hội: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bí thư thứ nhất được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 47 uỷ viên

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 11 uỷ viên

Đại hội IV:

Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Thời gian: Từ 14 đến 20/12/1976

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 1.550.000

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.008

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 101 uỷ viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết.

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 14 uỷ viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết

Ðại hội V:

Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân

Thời gian: từ 27 đến 31/3/1982

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng Đảng viên trong cả nước: 1.727.000

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.033

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Lê Duẩn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 116 uỷ viên

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên

Đại hội VI:

Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước

Thời gian: Từ 15 đến 18/12/1986

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.109.613

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.129

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Văn Linh

Ban Chấp hành Trung ương được bầu tại Đại hội: 124 uỷ viên

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên

Đại hội VII:

Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN

Thời gian: từ 24 đến 27/6/1991

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.155.022

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.176

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 146 uỷ viên

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 13 uỷ viên

Đại hội VIII:

Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thời gian: từ 28/6 đến 1/7/1996.

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng Đảng viên trong cả nước: 2.130.000

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.198 đại biểu

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười

Ban Chấp hành Trung ương bầu tại Đại hội: 170 uỷ viên

Bộ Chính trị bầu tại Đại hội: 19 uỷ viên

Đại hội IX:

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thời gian: Từ 19-22/4/2001

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.479.719

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.168

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nông Đức Mạnh

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 150 uỷ viên

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 15 uỷ viên

Đại hội X:

Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển

Thời gian: Từ 18 đến 25/4/2006

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 3,1 triệu

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.176

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nông Đức Mạnh

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 160 uỷ viên chính thức, 21 ủy viên dự khuyết

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 14 uỷ viên.

Đại hội XI:

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước

Thời gian: Từ 12 đến 19/1/2011

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 3,6 triệu

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.377

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 175 uỷ viên chính thức, 25 ủy viên dự khuyết.

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 14 uỷ viên.

Đại hội XII:

Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Thời gian: Từ 20 đến 28/1/2016

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: 4,5 triệu

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.510

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 180 uỷ viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết.

Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội: 18 uỷ viên.

Đại hội XIII:

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thời gian: Từ 26/01/2021 - 01/02/2021

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đảng viên trong cả nước: hơn 5 triệu

Số lượng đại biểu tham dự Đại hội: 1.587

Tổng Bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu tại Đại hội: 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.

Nguồn:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/

https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-lieu-van-kien/dang-cong-san-viet-nam-qua-cac-ky-dai-hoi-3926

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-cong-san-viet-nam-3660

Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Tổng kết 13 kỳ Đại hội Đảng tính đến năm 2023?

Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Tổng kết 13 kỳ Đại hội Đảng tính đến năm 2023? (Hình từ Internet)

Đại hội đại biểu toàn quốc có phải là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 về nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.

Theo đó, cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ.

Đại hội đại biểu toàn quốc được triệu tập bao nhiêu năm một lần?

Căn cứ Điều 15 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

Điều 15:
1. Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.
2. Đại hội đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bầu Ban Chấp hành Trung ương; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần.
3. Khi Ban Chấp hành Trung ương xét thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.

Như vậy, theo quy định thì Đại hội đại biểu toàn quốc do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ năm năm một lần.

Ngoài ra, có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá một năm.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
6,496 lượt xem
Đại hội đại biểu toàn quốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc hằng năm do ai triệu tập? Ai giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc?
Pháp luật
Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ai quyết định? Nhiệm vụ của Đại hội?
Pháp luật
Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Tổng kết 13 kỳ Đại hội Đảng tính đến năm 2023?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 như thế nào?
Pháp luật
Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử trong Đại hội đại biểu toàn quốc không?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được tổ chức theo những hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại hội đại biểu toàn quốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại hội đại biểu toàn quốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào