Dân quân tự vệ thường trực vắng mặt trái phép 36 tiếng thì bị xử lý như thế nào? Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ vi phạm? Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ?

Tôi đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ và là Dân quân tự vệ thường trực. Tuần trước tôi đã vắng mặt tại đơn vị công tác 36 tiếng mà không có sự cho phép của chỉ huy. Tôi muốn hỏi tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Bao lâu mới hết thời hạn xử lý vi phạm của tôi? Và ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật tôi?

Hình thức xử lý khi Dân quân tự vệ thường trực vắng mặt trái phép 36 giờ?

Theo Điều 17 Thông tư 75/2020/TT-BQP thì trường hợp Dân quân tự vệ vắng mặt trái phép sẽ bị xử lý như sau:

- Dân quân tự vệ (trừ dân quân thường trực) vắng mặt trái phép trong thời gian làm nhiệm vụ từ 08 (tám) giờ trở lên thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

- Dân quân thường trực vắng mặt trái phép ở đơn vị từ 08 (tám) giờ đến dưới 48 (bốn tám) giờ thì bị kỷ luật khiển trách; vắng mặt từ 48 (bốn tám) giờ đến 72 (bảy hai) giờ thì bị kỷ luật cảnh cáo.

- Vắng mặt trái phép một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật giáng chức, cách chức, tước danh hiệu Dân quân tự vệ:

+ Đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm;

+ Lôi kéo người khác tham gia;

+ Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Như vậy, dân quân thường trực vắng mặt trái phép ở đơn vị 36 giờ thì bị kỷ luật khiển trách. Tuy nhiên nếu vắng mặt thuộc các trường hợp như đã bị xử lý kỷ luật chưa được công nhận tiến bộ mà tiếp tục vi phạm, lôi kéo người khác tham gia, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị thì có thể bị kỷ luật giáng chức, cách chức, tước danh hiệu Dân quân tự vệ.

Dân quân tự vệ

Dân quân tự vệ

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ?

Theo Điều 33 Thông tư 75/2020/TT-BQP thì thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật được quy định như sau:

- Thời hiệu xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ thời điểm vi phạm kỷ luật đến khi bị phát hiện vi phạm đó; hết thời hạn này thì không xem xét xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

+ Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;

+ Không áp dụng thời hiệu đối với hành vi: Vi phạm đến mức phải kỷ luật tước danh hiệu Dân quân tự vệ; vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và Dân quân tự vệ là đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

- Thời hạn xử lý kỷ luật là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật được kéo dài nhưng không quá 05 tháng.

- Trường hợp Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo khoản 2 Điều này.

- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật Dân quân tự vệ thuộc về ai?

Theo Điều 35 Thông tư 75/2020/TT-BQP thì thẩm quyền xử phạt được quy định như sau:

- Tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng khiển trách chiến sĩ.

- Trung đội trưởng, thôn đội trưởng khiển trách đến tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng; cảnh cáo đến chiến sĩ.

- Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, đại đội trưởng, hải đội trưởng Dân quân tự vệ:

+ Khiển trách đến trung đội trưởng, thôn đội trưởng;

+ Cảnh cáo đến tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng;

- Tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng Dân quân tự vệ:

+ Khiển trách đến đại đội trưởng, hải đội trưởng, chính trị viên đại đội, chính trị viên hải đội;

+ Cảnh cáo đến trung đội trưởng.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức: Kỷ luật đến tước danh hiệu Dân quân tự vệ theo đề nghị của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc thôn đội trưởng nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

- Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện:

+ Khiển trách đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội dân quân cơ động thuộc huyện;

+ Cảnh cáo đến trung đội trưởng, thôn đội trưởng;

+ Giáng chức, cách chức đến tiểu đội trưởng, thuyền trưởng, khẩu đội trưởng.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kỷ luật giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã theo đề nghị của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh:

+ Cảnh cáo đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;

+ Giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, ban chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ.

- Tư lệnh, chính ủy quân khu, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Giáng chức, cách chức đối với các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ thuộc quyền.

Các chức vụ ban chỉ huy đại đội, hải đội, hải đoàn, tiểu đoàn Dân quân tự vệ vi phạm kỷ luật bị cách chức; căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nếu đến mức phải tước danh hiệu Dân quân tự vệ thì thực hiện theo khoản 5 Điều này

Dân quân tự vệ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật dân quân tự vệ mới nhất quy định chế độ, chính sách gì đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ?
Pháp luật
Có miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?
Pháp luật
Hệ thống chỉ huy và chức vụ chỉ huy của Dân quân tự vệ bao gồm những thành phần nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Ngày 28 tháng 3 hằng năm là Ngày truyền thống của Dân quân tự vệ đúng không? Chức năng của Dân quân tự vệ?
Pháp luật
Ngày 28 tháng 3 là ngày Thành Lập Lực Lượng Dân Quân Tự Vệ hay ngày truyền thống của Dân quân tự vệ?
Pháp luật
Lực lượng Dân quân tự vệ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ nào khi thực hiện nhiệm vụ? Khi sử dụng vũ khí quân dụng thì lực lượng Dân quân tự vệ phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Dân quân tự vệ bị khởi tố bị can thì có bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiểu đoàn trưởng đơn vị Dân quân tự vệ có hành vi vi phạm trong trường hợp nào thì bị tước danh hiệu Dân quân tự vệ?
Pháp luật
Đại đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử lý bằng hình thức gì?
Pháp luật
Chức danh Trung đội trưởng có phải là chỉ huy của Dân quân tự vệ cơ động hay không? Nếu có thì mức phụ cấp chức vụ chỉ huy là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
1,785 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: