Dẫn độ là gì? Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm bao nhiêu thẩm phán?

Dẫn độ là gì? Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm bao nhiêu thẩm phán? Cơ quan tiến hành tố tụng từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp nào?

Dẫn độ là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điêu 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định như sau:

Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
...

Theo đó, dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.

Dẫn độ là gì? Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm bao nhiêu thẩm phán?

Dẫn độ là gì? Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm bao nhiêu thẩm phán? (Hình từ Internet)

Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm bao nhiêu thẩm phán?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 40 Luật Tương trợ tư pháp 2007 thì việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm có ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Trong đó, Hội đồng xem xét yêu cầu dẫn độ làm việc theo trình tự sau đây:

- Một thành viên của Hội đồng trình bày nội dung hồ sơ của nước yêu cầu dẫn độ và nêu ý kiến về cơ sở pháp lý của việc dẫn độ;

- Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc dẫn độ;

- Luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến, nếu có;

- Người bị yêu cầu dẫn độ trình bày ý kiến;

- Căn cứ vào các quy định của Luật Tương trợ tư pháp 2007, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số việc dẫn độ hoặc từ chối dẫn độ.

Cơ quan tiến hành tố tụng từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định như sau:

Từ chối dẫn độ cho nước ngoài
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Ngoài những trường hợp từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.

Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;

- Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;

- Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;

- Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;

- Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Tương trợ tư pháp 2007.

- Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;

- Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.

Yêu cầu dẫn độ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn bản yêu cầu dẫn độ và văn bản trả lời cần phải thông qua cơ quan nào? Văn bản yêu cầu dẫn độ gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Dẫn độ là gì? Việc xem xét yêu cầu dẫn độ được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm bao nhiêu thẩm phán?
Pháp luật
Dự thảo mới về việc yêu cầu dẫn độ đối tượng từ Việt Nam ra nước ngoài? Từ chối dẫn độ công dân Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Yêu cầu dẫn độ
344 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Yêu cầu dẫn độ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Yêu cầu dẫn độ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào