Đài truyền thanh xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật?
Đài truyền thanh xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT như sau:
Cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với các trường hợp ngoài trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá, đài truyền thanh không dây, mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ và trường hợp sử dụng thiết bị vô tuyến điện trong thời gian dưới 15 (mười lăm) ngày tại các lễ hội, sự kiện, triển lãm, hội chợ.
Theo đó, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện cấp, gia hạn, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá, đài truyền thanh không dây.
Như vậy, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện cho đài truyền thanh.
Tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp lần đầu thì thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT như sau:
Cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Đối với trường hợp cấp giấy phép theo phương thức trực tiếp, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 (một) bộ. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đầy đủ, đúng quy định trước thì được xem xét cấp giấy phép trước.
Đối với trường hợp cấp giấy phép thông qua phương thức đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, thi tuyển.
2. Đối với giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp lần đầu, thời hạn của giấy phép được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhưng không vượt quá 10 (mười) năm đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, 15 (mười lăm) năm đối với giấy phép sử dụng băng tần, 20 (hai mươi) năm đối với giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh và bảo đảm phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện. Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không vượt quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép tương ứng. Trường hợp giấy phép được cấp lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì được xem xét gia hạn tối đa là 01 (một) năm.
3. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép sử dụng băng tần có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Cục Tần số vô tuyến điện Danh mục thiết bị phát sóng vô tuyến điện sử dụng trong mạng thông tin vô tuyến điện (theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của Cục Tần số vô tuyến điện.
4. Đối với các trường hợp phải đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện theo quy định tại Điều 41 của Luật Tần số vô tuyến điện, trong thời gian thực hiện đăng ký, phối hợp theo quy định của Liên minh viễn thông quốc tế, Cục Tần số vô tuyến điện chỉ xét cấp giấy phép tạm thời. Tổ chức, cá nhân phải ngừng hoạt động nếu việc đăng ký, phối hợp không thành công. Việc cấp phép chính thức được thực hiện theo kết quả đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện với Liên minh viễn thông quốc tế.
5. Mẫu giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
Theo đó, đối với giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp lần đầu, thời hạn của giấy phép được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhưng không vượt quá 10 (mười) năm đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, 15 (mười lăm) năm đối với giấy phép sử dụng băng tần, 20 (hai mươi) năm đối với giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh và bảo đảm phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện.
Như vậy, có thể thấy rằng xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp lần đầu thì thời hạn của giấy phép được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhưng không vượt quá 10 (mười) năm.
Trước khi ngừng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thì doanh nghiệp cần phải thực hiện những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BTTTT như sau:
Ngừng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép, nếu tổ chức, cá nhân không còn nhu cầu sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thì gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến thông báo bằng văn bản cho Cục Tần số vô tuyến điện theo mẫu Thông báo ngừng sử dụng quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
2. Trường hợp doanh nghiệp viễn thông sử dụng tần số, thiết bị vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh để cung cấp dịch vụ viễn thông, trước khi gửi thông báo ngừng sử dụng tần số cho Cục Tần số vô tuyến điện, doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với tần số vô tuyến điện có liên quan theo quy định của pháp luật về viễn thông.
Theo đó, doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với tần số vô tuyến điện có liên quan theo quy định của pháp luật về viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?