Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có con dấu và tài khoản riêng không?
- Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có con dấu và tài khoản riêng không?
- Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phải phối hợp với đài nào để sản xuất các chương trình truyền hình phát sóng trên sóng đài quốc gia?
- Trung tâm sản xuất phim truyền hình là đơn vị trực thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phải không?
Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có con dấu và tài khoản riêng không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh) là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh.
2. Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có con dấu và tài khoản riêng.
Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương (Hình từ Internet)
Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phải phối hợp với đài nào để sản xuất các chương trình truyền hình phát sóng trên sóng đài quốc gia?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
3. Tham gia phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh.
4. Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương và quốc gia theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an toàn của hệ thống kỹ thuật này.
5. Thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng; tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên sóng đài quốc gia.
7. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật.
8. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình theo sự phân công, phân cấp. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trưởng đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
…
Như vậy, Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phải phối hợp với với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam để sản xuất các chương trình truyền hình phát sóng trên sóng đài quốc gia.
Trung tâm sản xuất phim truyền hình là đơn vị trực thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phải không?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức.
a) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh được thành lập thống nhất gồm:
Phòng Tổ chức và hành chính;
Phòng Thời sự;
Phòng Biên tập;
Phòng Thông tin điện tử;
Phòng Văn nghệ và giải trí;
Phòng Kỹ thuật và công nghệ;
Phòng Dịch vụ và quảng cáo.
b) Các phòng được thành lập thêm phù hợp với đặc điểm của các địa phương trên nguyên tắc bao quát đầy đủ các lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ phải rõ ràng, không chồng chéo. Số lượng, tên gọi các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thành lập thêm do Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, trách nhiệm của người đứng đầu các phòng theo quy định của pháp luật.
c) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh (nếu có) gồm:
Trung tâm sản xuất phim truyền hình;
Các đơn vị sự nghiệp khác;
Các đơn vị sự nghiệp trên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
d) Lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh:
Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc. Giám đốc, các Phó Giám đốc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan. Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm sản xuất phim truyền hình là đơn vị sự nghiệp thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?