Đại lý bảo hiểm có được mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm khác? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi này là bao nhiêu?
Đại lý bảo hiểm có được mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm khác?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
...
3. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
...
Theo đó, đại lý bảo hiểm tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác là trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, đại lý bảo hiểm không được thực hiện hành vi mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Đại lý bảo hiểm có được mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm khác? (Hình từ Internet)
Đại lý bảo hiểm mua chuộc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm khác bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2013/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh trong hoạt động khai thác bảo hiểm như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
c) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính những thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
Tuy nhiên, mức xử phạt trên là mức phạt đối với cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP.
Đối với tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân khi cùng hành vi vi phạm.
Cho nên, đại lý bảo hiểm có hành vi mua chộc nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm khác sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
Đại lý bảo hiểm cung cấp sản phẩm phải thực hiện quy định nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Thông tư 67/2023/TT-BTC thì đại lý bảo hiểm khi cung cấp sản phẩm bảo hiểm thì phải thực hiện các quy định sau đây:
- Giải thích cho bên mua bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm là sản phẩm bảo hiểm. Việc tham gia sản phẩm bảo hiểm không phải là điều kiện bắt buộc để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác của tổ chức hoạt động đại lý;
- Có trách nhiệm đối chiếu dữ liệu về hợp đồng bảo hiểm khai thác mới, doanh thu phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực do tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm thực hiện với doanh nghiệp bảo hiểm định kỳ hàng tháng;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm không được tư vấn, giới thiệu, chào bán, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư cho các khách hàng trong thời hạn 60 ngày trước và 60 ngày sau ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?
- Mẫu bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên công ty? Bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên chọn lọc?