Đại diện của Công ty cho thuê tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có thể ủy quyền cho người khác ký văn bản không?
- Đại diện của Công ty cho thuê tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có thể ủy quyền cho người khác ký văn bản không?
- Công ty cho thuê tài chính cổ phần bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng với số tiền 50 triệu đồng thì có được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán?
- Công ty cho thuê tài chính cổ phần niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước khi cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết khi nào?
Đại diện của Công ty cho thuê tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có thể ủy quyền cho người khác ký văn bản không?
Đại diện của Công ty cho thuê tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có thể ủy quyền cho người khác ký văn bản không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 10 Thông tư 29/2015/TT-NHNN, như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Tổ chức tín dụng cổ phần lập hồ sơ bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng tiếng Việt được nộp phải là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu; trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Các bản dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.
2. Văn bản của tổ chức tín dụng cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần ký. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng cổ phần có thể ủy quyền cho người khác ký.
3. Hồ sơ của tổ chức tín dụng cổ phần được gửi tới Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) bằng các hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Như vậy, theo quy định trên thì đại diện của Công ty cho thuê tài chính cổ phần đề nghị chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán có thể ủy quyền cho người khác ký văn bản.
Công ty cho thuê tài chính cổ phần (Hình từ Internet)
Công ty cho thuê tài chính cổ phần bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng với số tiền 50 triệu đồng thì có được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán?
Công ty cho thuê tài chính cổ phần bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng với số tiền 50 triệu đồng thì có được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2012/TT-NHNN như sau:
Điều kiện để tổ chức tín dụng cổ phần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán
1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 (hai) năm tính đến thời điểm đề nghị.
2. Giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định hiện hành.
3. Hoạt động kinh doanh có lãi trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán và báo cáo tài chính riêng lẻ có kiểm toán trong 02 (hai) năm liền kề trước năm đề nghị.
4. Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định tại Điều 129 và Khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong trong thời gian 06 (sáu) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị.
5. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý trong thời gian 02 (hai) quý liền kề trước quý đề nghị.
6. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối quý liền kề trước quý đề nghị.
7. Trong thời gian 12 (mười hai) tháng liền kề trước thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phần không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng dưới hình thức phạt tiền với tổng mức phạt từ 30 (ba mươi) triệu đồng trở lên.
8. Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng cổ phần có số lượng và cơ cấu đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành.
9. Tại thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phần có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Theo đó, Công ty cho thuê tài chính cổ phần bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng với số tiền 50 triệu đồng trong 12 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị thì không được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Công ty cho thuê tài chính cổ phần niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước khi cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết khi nào?
Công ty cho thuê tài chính cổ phần niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước khi cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết được quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 26/2012/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng cổ phần
1. Lập hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết trên thị trường chứng khoán.
2. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của toàn bộ hồ sơ, báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
3. Gửi bản sao các văn bản chấp thuận hoặc từ chối niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán trong nước, nước ngoài đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản.
4. Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) khi cổ phiếu của tổ chức tín dụng cổ phần bị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày có văn bản hủy bỏ niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. Báo cáo phải nêu rõ lý do bị hủy bỏ niêm yết cổ phiếu.
Như vậy, theo quy định trên thì Công ty cho thuê tài chính cổ phần niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước khi cổ phiếu của công ty bị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có văn bản hủy bỏ niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán. Báo cáo phải nêu rõ lý do bị hủy bỏ niêm yết cổ phiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?