Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử trong Đại hội đại biểu toàn quốc không?

Em ơi cho chị hỏi: trong Đại hội đại biểu toàn quốc thì đại biểu có quyền chất vấn về người ứng cử không em? Nếu có thì có quy định nào đề cập đến những nội dung được chất vấn không? Em hỗ trợ giúp chị nhé. - Câu hỏi của chị Oanh đến từ Bình Định.

Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử trong Đại hội đại biểu toàn quốc không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

1. Cấp uỷ viên phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.
2. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.
3. Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng dẫn bầu cử :
- Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử.
- Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua.
- Bầu cử bằng phiếu kín.
- Người trúng cử phải được số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập hoặc so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập.
Trường hợp số người có số phiếu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy số người có số phiếu cao hơn; nếu ở cuối danh sách trúng cử có nhiều người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại số người ngang phiếu đó để lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn ngang nhau, có bầu nữa hay không do đại hội quyết định.
Nếu bầu một lần mà chưa đủ số lượng quy định, có bầu thêm nữa hay không do đại hội quyết định.

Như vậy đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử trong Đại hội toàn quốc.

Chât vấn trong Đảng

Chất vấn trong Đảng (Hình từ Internet)

Mục đích của việc chất vấn trong Đảng là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quy chế Chất vấn trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 158-QĐ/TW năm 2008 quy định như sau:

Mục đích, yêu cầu của chất vấn và trả lời chất vấn
1- Chất vấn và trả lời chất vấn nhằm phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên.
2- Chất vấn và trả lời chất vấn nhằm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Như vậy mục đích của chất vấn và trả lời chất vấn trong Đảng là

- Nhằm phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên.

- Nhằm tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Nội dung chất vấn gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 6 Quy chế Chất vấn trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 158-QĐ/TW năm 2008 quy định nội dung chất vấn như sau:

Nội dung chất vấn
Nội dung chất vấn chủ yếu là những vấn đề có trong chương trình hội nghị được thông báo trước; tập trung vào những vấn đề cụ thể có liên quan như sau:
1- Đối với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy
a) Việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của cấp trên và của cấp mình.
b) Việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức đảng cấp dưới quán triệt, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp uỷ và công tác cán bộ.
c) Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, công tác xây dựng Đảng của cấp mình và của tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.
2- Đối với đảng viên
Việc thực hiện tiêu chuẩn, nhiệm vụ đảng viên, tiêu chuẩn và nhiệm vụ cấp ủy viên (nếu là cấp ủy viên), nhiệm vụ được giao.
Về việc giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và người thân trong gia đình.

Như vậy tùy thuộc vào chủ thể là cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hay đảng viên mà sẽ có những nội dung chất vấn như quy định trên.

Chất vấn trong Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc hằng năm do ai triệu tập? Ai giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc?
Pháp luật
Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ai quyết định? Nhiệm vụ của Đại hội?
Pháp luật
Đảng Cộng sản Việt Nam đã qua bao nhiêu kỳ Đại hội? Tổng kết 13 kỳ Đại hội Đảng tính đến năm 2023?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 như thế nào?
Pháp luật
Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử trong Đại hội đại biểu toàn quốc không?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được tổ chức theo những hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất vấn trong Đảng
1,302 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất vấn trong Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất vấn trong Đảng Xem toàn bộ văn bản về Đại hội đại biểu toàn quốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào