Đặc san là gì? Giấy phép xuất bản đặc san có thời hạn hiệu lực tối đa là bao nhiêu năm theo quy định?
Đặc san là gì?
Đặc san được giải thích tại khoản 19 Điều 3 Luật Báo chí 2016 như sau:
Đặc san là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ theo sự kiện, chủ đề.
Như vậy, đặc san là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ theo sự kiện, chủ đề.
Giấy phép xuất bản đặc san có thời hạn hiệu lực tối đa là bao nhiêu năm theo quy định? (Hình từ Internet)
Giấy phép xuất bản đặc san có thời hạn hiệu lực tối đa là bao nhiêu năm theo quy định?
Giấy phép xuất bản đặc san có thời hạn hiệu lực được quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Báo chí 2016 như sau:
Xuất bản đặc san
1. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản đặc san gồm:
a) Có người có nghiệp vụ báo chí chịu trách nhiệm về việc xuất bản đặc san;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản đặc san;
c) Xác định rõ tên đặc san, Mục đích xuất bản, nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, thời gian xuất bản;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép;
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản đặc san được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản đặc san thì giấy phép hết hiệu lực và bị thu hồi. Nếu có nhu cầu xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục xin phép lại.
...
Theo đó, thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản đặc san được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản đặc san thì giấy phép hết hiệu lực và bị thu hồi. Nếu có nhu cầu xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục xin phép lại.
Bên cạnh đó để được cấp giấy phép xuất bản đặc san thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có người có nghiệp vụ báo chí chịu trách nhiệm về việc xuất bản đặc san;
- Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản đặc san;
- Xác định rõ tên đặc san, Mục đích xuất bản, nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, thời gian xuất bản;
- Có địa Điểm làm việc chính thức của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san được thực hiện theo quy định sau đây:
- Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép;
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san thì phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan nào?
Nếu có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san thì phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan theo quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật Báo chí 2016 như sau:
Xuất bản đặc san
...
4. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Trường hợp chấm dứt xuất bản đặc san, Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép.
5. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mua hàng Chợ Tết công đoàn từ ngày mấy đến ngày mấy? Ai được mua hàng Chợ Tết công đoàn? Công đoàn Việt Nam là tổ chức thế nào?
- Cuộc họp hội đồng trường cao đẳng sư phạm được xem là hợp lệ khi nào? Tỷ lệ thành viên ngoài trường của Hội đồng?
- Các ngày lập xuân hạ thu đông năm 2025? Bốn mùa xuân hạ thu đông rơi vào tháng mấy 2025? Các mùa trong năm 2025?
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng là gì? Chủ đầu tư phải lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn thế nào để thẩm tra dự án đầu tư xây dựng?
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất hiện nay là mẫu nào?