Đã thỏa thuận bồi thường và cam kết không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có được rút lại cam kết không?
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại trong những trường hợp nào?
Những vụ án hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại được quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 như sau:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
...
Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện về tội phạm quy định tại khoản 1 của các tội sau đây:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Tội hiếp dâm
- Tội cưỡng dâm
- Tội làm nhục người khác
- Tội vu khống
Khởi tố vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Đã thỏa thuận bồi thường và cam kết không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có được rút lại cam kết không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, như sau
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
...
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Và căn cứ khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
...
Như vậy, trong trường hợp trên hành vi cố ý gây thương tích nếu rơi vào khoản 1 thì sẽ thuộc trường hợp chỉ khới tố theo yêu cầu bị hại cho nên sẽ phát sinh vấn đề sau đây:
Trường hợp bị hại đã viết đơn bãi nại không truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan công an sẽ không khởi tố vụ án hình sự.
Đồng thời, bị hại cũng không có quyền yêu cầu khởi tố lại nên cơ quan công an sẽ không tiếp tục thụ lý lại (trừ trường hợp bị hại viết đơn là do bị ép buộc, cưỡng bức).
Tuy nhiên, nếu chỉ là các bên cam kết không làm đơn hay yêu cầu khởi tố thì sẽ không phải tuân thủ cam kết này, bởi đây là vụ án hình sự không phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên như trong dân sự.
Nói cách khác, nếu họ trước đã viết cam kết rồi sau đó phá vỡ cam kết thì vẫn truy cứu như bình thường.
Khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ nào?
Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
- Tố giác của cá nhân;
- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
- Người phạm tội tự thú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?