Đã nộp bản sao giấy chứng nhận bằng cấp thì có cần bổ sung bản chính để ký kết hợp đồng lao động không?
Bản sao giấy chứng nhận bằng cấp có giá trị như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bản sao giấy chứng nhận bằng cấp có giá trị pháp lý như sau:
"Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch."
Đã nộp bản sao giấy chứng nhận bằng cấp thì có cần nộp bổ sung bản chính để ký kết hợp đồng lao động không?
Ký hợp đồng lao động
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
"Điều 16. Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu."
Và theo Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:
"Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động."
Như vậy, người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy chứng nhận bằng cấp nên người lao động chỉ cần cung cấp bản sao giấy chứng nhận bằng cấp trước khi ký kết hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động có được giữ cùng lúc bản chính và bản sao giấy chứng nhận của người lao động không?
Như trên đề cập, người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ của người lao động là hành vi bị cấm. Do đó, căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
"Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;"
Lưu ý: Trên đây là là mức phạt đối với cá nhân, còn mức phạt tiền đối với tổ chức thì sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định này).
Như vậy, công ty bạn đã có bản sao giấy chứng nhận mà còn yêu cầu giữ thêm bản chính là hành vi không đúng theo luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt như trên đề cập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?