Cưỡng chế tiền thuế nợ bằng việc kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được cơ quan thuế thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Cưỡng chế tiền thuế nợ bằng việc kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được cơ quan thuế thực hiện theo quy trình như thế nào?
- Bước thu nhập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản được cơ quan thuế thực hiện như thế nào?
- Quyết định kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy trình như thế nào?
Cưỡng chế tiền thuế nợ bằng việc kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được cơ quan thuế thực hiện theo quy trình như thế nào?
Ngày 11/11/2022, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 của về việc ban hành Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ.
Trong đó, tiểu mục 5 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có xác định quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ bằng việc kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được cơ quan thuế thực hiện theo quy trình như sau:
- Lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế
- Thu thập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế
- Lập người nộp thuế phải cưỡng chế
- Ban hành quyết định cưỡng chế
- Gửi và công khai quyết định cưỡng chế
- Tổ chức thực hiện
Cưỡng chế tiền thuế nợ bằng việc kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được cơ quan thuế thực hiện theo quy trình như thế nào?
Bước thu nhập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản được cơ quan thuế thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm 5.2 tiểu mục 5 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có nêu các bước thu nhập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản được cơ quan thuế thực hiện như sau:
Về các thông tin cần thu thập, xác minh:
- Loại tài sản, địa chỉ hiện nay của tài sản, tình trạng tài sản, quyền sở hữu của tài sản (trừ các loại tài sản đã được quy định tại khoản 3 Điều 133 Luật Quản lý thuế số 2019);
- Giá trị tài sản được phản ánh trên sổ sách kế toán, kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế (NNT); hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng, cho giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản.
Về các hình thức thu thập, xác minh thông tin:
- Đề nghị các bộ phận kê khai và kế toán thuế, thanh tra kiểm tra và các bộ phận liên quan cung cấp thông tin (nếu cần thiết),
- Gửi văn bản yêu cầu NNT bị cưỡng chế, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Cơ quan đăng ký phương tiện giao thông), cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan khác cung cấp thông tin theo mẫu 05/XM-KB ban hành kèm theo quy trình này.
- Phối hợp với chính quyền địa phương nơi người nộp thuế bị cưỡng chế đóng trụ sở kinh doanh hoặc cư trú để xác minh thông tin về tài sản của NNT (nếu cần thiết).
Trong ngày nhận được thông tin cung cấp từ các tổ chức, cá nhân, công chức CCNT phải cập nhật thông tin vào danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế (mẫu 05-1/DS-KB).
Quyết định kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy trình như thế nào?
Căn cứ điểm 5.4 tiểu mục 5 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 thì việc ban hành quyết định cưỡng chế bằng việc kê biên tài sản, bán tài sản kê biên được cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo trình tự sau:
- Căn cứ vào danh sách NNT phải cưỡng chế (mẫu 05-2/DS-KB), công chức thực hiện:
Dự thảo QĐCC (mẫu 05/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP), kèm theo các hồ sơ:
+ Tờ trình về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, nêu rõ diễn biến quá trình đôn đốc và áp dụng các biện pháp CCNT;
+ Thông báo tiền thuế nợ (mẫu số 01/TTN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) tại thời điểm gần nhất hoặc các quyết định hành chính thuế khác;
+ Các quyết định cưỡng chế đã ban hành;
+ Văn bản xác minh thông tin, cung cấp thông tin của NNT hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh NNT có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn (nếu có);
+ Văn bản, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Chuyển hồ sơ cưỡng chế sang bộ phận có chức năng thẩm định (sau đây gọi tắt là bộ phận pháp chế) để thực hiện thẩm định theo đúng quy chế thẩm định văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành. Bộ phận pháp chế phải có ý kiến thẩm định gửi bộ phận cưỡng chế nợ thuế theo đúng thời hạn yêu cầu thẩm định.
Tổng hợp ý kiến thẩm định và báo cáo lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế để ký, ban hành QĐCC.
- Sau khi nhận được dự thảo QĐCC kèm theo hồ sơ đầy đủ, Thủ trưởng cơ quan thuế ký và ban hành QĐCC đảm bảo đúng thời điểm theo quy định:
- Ngay sau ngày hết hiệu lực của quyết định cưỡng chế áp dụng trước đó;
- Ngay sau ngày có thông tin, điều kiện để đồng thời thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế này;
- Ngay trong ngày nhận được đầy đủ thông tin tài liệu về việc người nộp thuế có tiền thuế nợ, có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
- Biện pháp bảo đảm dự thầu có được áp dụng khi đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn không?
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?
- Chủ đầu tư có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trong lựa chọn nhà thầu hay không?