Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương chấm dứt hiệu lực khi nào?
- Khấu trừ một phần tiền lương là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đúng không?
- Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương?
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương chấm dứt hiệu lực khi nào?
Khấu trừ một phần tiền lương là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đúng không?
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
...
Theo đó, khấu trừ một phần tiền lương là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương chấm dứt hiệu lực khi nào? (hình từ internet)
Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương?
Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được quy định tại Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Đối tượng áp dụng
a) Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương chấm dứt hiệu lực khi nào?
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
...
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;
c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?
- Lời chúc Giáng sinh bằng 3 thứ tiếng? Chúc Giáng sinh an lành, hay và ý nghĩa nhất? Giáng sinh có được nghỉ?
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?