Cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?

Tôi có thắc mắc là nội dung giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bao gồm kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động không? Câu hỏi của chị T.H ở Kiên Giang.

Cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?

Cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

Như vậy, cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

lao động 2

Cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Hình từ Internet)

Nội dung giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bao gồm kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động không?

Nội dung giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

Giáo dục định hướng
1. Nội dung giáo dục định hướng bao gồm:
a) Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam;
b) Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động;
c) Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
đ) Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động;
e) Phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận lao động;
g) Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống;
h) Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông, mua bán; sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày;
i) Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng, chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa;
k) Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
l) Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước;
m) Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức giáo dục định hướng để người lao động được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chương trình, nội dung, thời lượng giáo dục định hướng, mẫu và thời hạn của giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.

Theo đó, nội dung giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm:

- Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam;

- Kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động;

- Nội dung cơ bản của các loại hợp đồng liên quan đến việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Kỹ năng chi tiêu, tiết kiệm, gửi tiền về nước trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động;

- Phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận lao động;

- Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống;

- Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông, mua bán; sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày;

- Kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng, chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa;

- Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước;

- Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, nội dung giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bao gồm kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động.

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động cưỡng bức lao động không?

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
...

Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Cưỡng bức lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người lao động bị cưỡng bức lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì báo trước bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
Pháp luật
Sức lao động là gì? Người sử dụng lao động bóc lột sức lao động của người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Pháp luật
Người lao động bị cưỡng bức lao động thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước không?
Pháp luật
Với tội cưỡng bức lao động thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất dành cho người sử dụng lao động là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Cưỡng bức lao động là gì? Quyền tố cáo của người giúp việc khi bị cưỡng bức lao động được quy định thế nào?
Pháp luật
Cưỡng bức lao động là gì? Công ty có hành vi cưỡng bức lao động bị xử lý như thế nào? Trường hợp nào cưỡng bức lao động bị xử lý hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cưỡng bức lao động
973 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cưỡng bức lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cưỡng bức lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào