Cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương gồm những cuộc họp nào và bao gồm những nội dung gì?
Cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương gồm những cuộc họp nào?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân
1. Các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân gồm cuộc họp định kỳ và bất thường. Cuộc họp định kỳ được ấn định mỗi quý một lần vào ngày làm việc trong tuần cuối cùng của quý. Cuộc họp bất thường được triệu tập theo quyết định của Trưởng Ban hoặc khi có yêu cầu của ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên.
2. Tại các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân, ngoài các thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ tham dự để theo dõi, chỉ đạo, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân và khi cần thiết Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Cơ quan Bộ tham dự để phối hợp giải quyết công việc.
3. Các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên tham dự.
Theo đó, cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công thương gồm cuộc họp định kỳ và bất thường.
- Cuộc họp định kỳ được ấn định mỗi quý một lần vào ngày làm việc trong tuần cuối cùng của quý.
- Cuộc họp bất thường được triệu tập theo quyết định của Trưởng Ban hoặc khi có yêu cầu của ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên.
Tại các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân, ngoài các thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ tham dự để theo dõi, chỉ đạo, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân và khi cần thiết Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Cơ quan Bộ tham dự để phối hợp giải quyết công việc.
Các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên tham dự.
Các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương gồm những nội dung gì?
Tại Điều 13 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Nội dung các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân
1. Thảo luận và thông qua chương trình công tác của Ban Thanh tra nhân dân;
2. Nghe báo cáo, thảo luận và quyết nghị giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên và của Ban Thanh tra nhân dân;
3. Kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành và việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân.
Như vậy, các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương gồm những nội dung sau:
- Thảo luận và thông qua chương trình công tác của Ban Thanh tra nhân dân;
- Nghe báo cáo, thảo luận và quyết nghị giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên và của Ban Thanh tra nhân dân;
- Kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành và việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân.
Cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương gồm những cuộc họp nào và bao gồm những nội dung gì?
(Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương giải quyết công việc theo cách thức nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
- Ban Thanh tra nhân dân giải quyết công việc chủ yếu thông qua thảo luận tại các cuộc họp và quyết nghị tập thể đối với từng vấn đề được đặt ra.
- Đối với một số vấn đề xét thấy không cần thiết phải thảo luận tại cuộc họp hoặc do không có điều kiện tổ chức cuộc họp thì Trưởng Ban Thanh tra nhân dân gửi văn bản để lấy ý kiến các thành viên.
Trong trường hợp có 2/3 (hai phần ba) số ý kiến nhất trí thì Trưởng Ban Thanh tra nhân dân ra quyết nghị giải quyết công việc; nếu có dưới 2/3 (hai phần ba) số ý kiến nhất trí thì vấn đề được đưa ra thảo luận tại cuộc họp gần nhất của Ban Thanh tra nhân dân.
- Các vấn đề được thảo luận, quyết nghị tại các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân có hiệu lực thực hiện khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên dự họp nhất trí thông qua.
Trong trường hợp biểu quyết tại cuộc họp cũng như khi gửi văn bản để lấy ý kiến các thành viên, nếu số ý kiến nhất trí và không nhất trí bằng nhau thì quyết nghị giải quyết công việc được thực hiện theo ý kiến quyết định của Trưởng Ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?