Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?

Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo ngày nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan? Vàng mã dùng để cúng ông Táo Tết Ất Tỵ có phải là đối tượng chịu thuế TTĐB không?

Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo ngày nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy?

Cúng ông Táo là một nghi lễ truyền thống trong văn hóa Việt Nam, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là dịp để gia đình tiễn ông Táo về trời, nơi ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những sự việc lớn nhỏ đã xảy ra trong gia đình suốt một năm qua.

Ngày cúng ông Công ông Táo 2025 là thứ Tư ngày 22/01/2025 dương lịch (nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch).

Thời gian cúng ông Táo có thể tùy thuộc vào từng gia đình, nhưng thường được cúng vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa của ngày 23 tháng Chạp.

Thời điểm cúng ông Công ông Táo muộn nhất không được quá giờ Ngọ (11h-13h) ngày 23 tháng Chạp vì theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ là thời điểm các Táo quân sẽ khởi hành về trời.

Lễ vật trong cúng ông Táo 2025

Tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình, mâm cúng có thể khác nhau. Thông thường, lễ vật gồm:

Bộ áo giấy ông Táo (gồm áo, mũ, hia): Tượng trưng cho việc tiễn ông Táo lên trời.

Cá chép: Cá chép thật hoặc giấy, biểu tượng cho "phương tiện" ông Táo về trời.

Mâm cỗ cúng: Thường có xôi, gà, chè, bánh kẹo, hoa quả, trà, rượu.

Hương, nến và trầu cau: Để tạo không khí trang nghiêm.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?

Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan? (hình từ internet)

Tết Nguyên Đán Tết Ất Tỵ có phải là lễ lớn?

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch) là ngày lễ lớn theo quy định.

Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?

Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;

Như vậy, cúng ông táo 2025 là một hoạt động tín ngưỡng thờ cúng dân gian để cầu mong sự bình an về tinh thần nên không gọi là mê tín dị đoan.

Tuy nhiên, nếu hoạt động cúng ông công ông táo với mục đích trục lợi, lợi dụng lòng tin của người dân, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức thì đó là hoạt động mê tín dị đoan.

Vàng mã dùng để cúng ông Táo Tết Ất Tỵ có phải là đối tượng chịu thuế TTĐB không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.

Theo quy định trên, hàng hoá vàng mã, hàng mã thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
1 lượt xem
Tết Âm lịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?
Pháp luật
5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
Pháp luật
Câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc hay, chọn lọc? Tổng hợp các câu hỏi tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộc?
Pháp luật
Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
Pháp luật
Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
Pháp luật
Mâm cúng Ông Táo năm 2025 gồm những gì? Mâm cúng ông Táo đơn giản hoa quả nên có gì? Mâm cơm cúng 23 gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu trang trí bảng Tết 2025 năm Ất Tỵ đẹp, đơn giản? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu Thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025? Tải mẫu Thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 ở đâu?
Pháp luật
Câu đố về ngày Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025 có đáp án? Câu hỏi trắc nghiệm về ngày Tết có đáp án?
Pháp luật
Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Âm lịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết Âm lịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào