Cục Viễn thông có thẩm quyền thu hồi các giấy phép viễn thông đối với các tổ chức vi phạm pháp luật hay không?
Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 569/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định về vị trí và chức năng của Cục Viễn thông như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Viễn thông là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
2. Cục Viễn thông có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Cục Viễn thông có thẩm quyền thu hồi các giấy phép viễn thông đối với các tổ chức vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Cục Viễn thông có thẩm quyền thu hồi các giấy phép viễn thông đối với các tổ chức vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 569/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Viễn thông như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông và Internet.
2. Chủ trì, tham gia xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm; chương trình, đề án, dự án về viễn thông và Internet theo sự phân công của Bộ trưởng.
3. Hướng dẫn thực hiện, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về viễn thông và Internet đã được phê duyệt.
4. Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước dịch vụ viễn thông công ích; quy định chi tiết về đấu giá kho số viễn thông, danh mục kho số viễn thông được đấu giá.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
6. Cấp hoặc thẩm định trình Bộ trưởng cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi các giấy phép về viễn thông theo quy định của pháp luật. Giám sát việc triển khai các giấy phép viễn thông đã cấp.
7. Quản lý, giám sát việc triển khai giá cước, khuyến mại. Kiểm soát, đình chỉ áp dụng giá cước viễn thông khi doanh nghiệp viễn thông áp đặt, phá giá giá cước viễn thông gây mất ổn định thị trường viễn thông, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông khác và Nhà nước. Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, kế toán, kiểm toán phục vụ hoạt động quản lý giá cước viễn thông và Internet.
8. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn và quản lý về cạnh tranh và giải quyết kiến nghị trong lĩnh vực viễn thông, ứng dụng viễn thông và Internet.
9. Phân bổ, cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi mã, số viễn thông theo quy hoạch và quy định quản lý kho số viễn thông. Tổ chức thực hiện các quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông.
10. Chủ trì xây dựng chính sách và thực thi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các tên miền chung mới cấp cao nhất thuộc quyền quản lý của Việt Nam.
...
Như vậy, Cục Viễn thông chỉ có quyền cấp hoặc thẩm định trình Bộ trưởng thu hồi các giấy phép về viễn thông của các tổ chức vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cục Viễn thông có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 569/QĐ-BTTTT năm 2021 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Viễn thông như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Viễn thông có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các phòng:
- Văn phòng;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Chính sách;
- Phòng Phát triển hạ tầng;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng Công nghệ và dịch vụ;
- Phòng Cấp phép và Tài nguyên;
- Phòng Thanh tra.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông;
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển Mạng và Dịch vụ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
3. Biên chế công chức của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo cơ chế tự chủ tài chính được giao.
Theo quy định trên thì hiện nay, Cục Viễn Thông có các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau:
(1) Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông;
(2) Trung tâm Hỗ trợ phát triển Mạng và Dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?