Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có bao nhiêu Phó Cục trưởng và Phó Cục Trưởng chịu trách nhiệm trước ai?
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có bao nhiêu Phó Cục trưởng và Phó Cục Trưởng chịu trách nhiệm trước ai?
Số lượng, chịu trách nhiệm của Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước theo Điều 4 Quyết định 1199/QĐ-BNV năm 2022 như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
3. Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Theo đó, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có không quá 03 Phó Cục trưởng.
Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước do Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có bao nhiêu Phó Cục trưởng?
(Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước là gì?
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định 1199/QĐ-BNV năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch dài hạn; chuyển đổi số; tiêu chuẩn, quy trình, quy định và định mức kinh tế - kỹ thuật về văn thư, lưu trữ.
2. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án, dự án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ;
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ;
d) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ văn thư, lưu trữ;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ;
e) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia tài liệu điện tử;
g) Thực hiện thống kê về văn thư, lưu trữ trong phạm vi cả nước;
h) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ;
i) Quản lý phôi Chứng chỉ hành nghề và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ để cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề lĩnh vực lưu trữ.
3. Thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và quy định của pháp luật:
a) Quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam, bao gồm: hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sưu tầm, thu thập, bổ sung, xác thực tài liệu lưu trữ; chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo vệ, bảo quản, bảo hiểm tài liệu lưu trữ, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu; giải mật, biên dịch và công bố tài liệu lưu trữ; phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; thực hiện các dịch vụ lưu trữ;
b) Quản lý về tổ chức bộ máy; quản lý và sử dụng công chức; tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
c) Thực hiện hợp tác quốc tế về văn thư, lưu trữ; quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về văn thư, lưu trữ; hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật công tác văn thư, lưu trữ; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác phòng cháy chữa cháy;
d) Quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản và hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao.
Theo đó, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Trụ sở làm việc của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước là ở đâu?
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có trụ sở làm việc được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1199/QĐ-BNV năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở làm việc đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có trụ sở làm việc đặt tại thành phố Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?