Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là ai? Cục trưởng trực tiếp giải quyết các công việc nào?
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-CKTrVB năm 2010 quy định như sau:
Cục trưởng
1. Cục trưởng là người lãnh đạo, quản lý, điều hành đơn vị và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành đơn vị. Cục trưởng có các trách nhiệm sau:
a) Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
b) Ban hành và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của đơn vị theo hướng dẫn của Bộ;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao hoặc theo quy định của pháp luật; được Bộ trưởng uỷ quyền giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước Bộ trưởng về nội dung được ủy quyền; ký các văn bản theo quy định;
d) Phân công nhiệm vụ, chỉ đạo sự phối hợp, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Cục trưởng; sắp xếp, bố trí, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
đ) Phối hợp với Thủ trưởng đơn vị khác để xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ;
e) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực; quản lý, sử dụng đúng chế độ, mục đích, có hiệu quả tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
g) Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Bộ;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng khi để xảy ra tình trạng quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, gây thiệt hại lớn cho đơn vị và Bộ;
i) Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của đơn vị hoạt động có hiệu quả; phối hợp với tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Bộ và của các đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, công chức;
k) Điều hành đơn vị chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc của Bộ, các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở;
l) Uỷ quyền cho Phó Cục trưởng quản lý, điều hành đơn vị khi vắng mặt; trường hợp vắng mặt từ một ngày trở lên thì phải báo cáo Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách đơn vị, đồng thời thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ biết.
...
Theo quy định Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là người lãnh đạo, quản lý, điều hành đơn vị và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành đơn vị.
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là ai? Cục trưởng trực tiếp giải quyết các công việc nào? (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp giải quyết các công việc nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-CKTrVB năm 2010 quy định như sau:
Cục trưởng
...
2. Cục trưởng trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
a) Công việc thuộc lĩnh vực do Cục trưởng trực tiếp phụ trách;
b) Công việc đã giao cho Phó Cục trưởng thực hiện nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Cục trưởng được phân công vắng mặt; những việc các Phó Cục trưởng còn có ý kiến khác nhau;
c) Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng, Thứ trưởng giao hoặc uỷ quyền.
...
Như vậy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
- Công việc thuộc lĩnh vực do Cục trưởng trực tiếp phụ trách;
- Công việc đã giao cho Phó Cục trưởng thực hiện nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Cục trưởng được phân công vắng mặt; những việc các Phó Cục trưởng còn có ý kiến khác nhau;
- Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng, Thứ trưởng giao hoặc uỷ quyền.
Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cần đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo đơn vị trước khi quyết định các vấn đề gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế làm việc của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-CKTrVB năm 2010 quy định như sau:
Cục trưởng
...
3. Cục trưởng đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo đơn vị trước khi quyết định các vấn đề sau:
a) Chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết của đơn vị;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn; dự án, dự thảo văn bản pháp luật do đơn vị chủ trì xây dựng để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
c) Dự toán, quyết toán ngân sách; chế độ chi tiêu nội bộ, kế hoạch mua sắm tài sản của đơn vị theo quy định;
d) Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật của đơn vị theo quy định;
đ) Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Cục trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo đơn vị.
Như vậy, trước khi quyết định các vấn đề nêu trên thì Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cần đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?