Cục trưởng Cục Kiểm lâm sẽ chịu trách nhiệm trước ai về việc điều hành toàn bộ hoạt động của Cục?
Cục trưởng Cục Kiểm lâm sẽ chịu trách nhiệm trước ai về việc điều hành toàn bộ hoạt động của Cục?
Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Kiểm lâm được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục
a) Cục Kiểm lâm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
c) Cục trưởng có trách nhiệm trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, Cục trưởng Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Cục.
Cục Kiểm lâm (Hình từ Internet)
Cục Kiểm lâm có những tổ chức tham mưu nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 thì Cục Kiểm lâm có những tổ chức tham mưu sau:
+ Văn phòng Cục.
+ Phòng Kế hoạch, Tài chính.
+ Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
+ Phòng Pháp chế, Thanh tra.
+ Phòng Thông tin và Chuyển đổi số.
+ Phòng Quản lý bảo vệ rừng.
+ Phòng Phòng cháy và chữa cháy rừng.
+ Phòng Tổ chức xây dựng lực lượng.
+ Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp.
+ Đội Kiểm lâm đặc nhiệm.
Nhiệm vụ của Cục Kiểm lâm là gì?
Cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định 1586/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, quản lý lâm sản; chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; chế độ, chính sách đối với kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; một số nhiệm vụ khác thuộc phạm vi quản lý của Cục và theo phân công của Bộ trưởng;
b) Kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm; cơ chế, chính sách và các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, phương án thuộc phạm vi quản lý của Cục và theo phân công của Bộ trưởng;
c) Phương án tổ chức huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các bộ, ngành, địa phương để kịp thời ngăn chặn các vụ phá rừng trái pháp luật; chữa cháy rừng; phòng chống sinh vật hại rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và thương mại lâm sản trái pháp luật.
2. Tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
...
20. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
21. Về quản lý tổ chức hoạt động dịch vụ công
a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, Cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?