Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm trước ai về toàn bộ hoạt động của Cục?
Cục Đường sắt Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Tư cách pháp nhân của Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt trong phạm vi cả nước.
2. Cục Đường sắt Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường sắt Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIET NAM RAILWAY AUTHORITY, viết tắt là: VNRA.
Theo quy định trên, Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và có tư cách pháp nhân, có con dấu.
Cục Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Đường sắt Việt Nam trong vấn đề hợp tác quốc tế là gì?
Trong vấn đề hợp tác quốc tế thì Cục Đường sắt Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 15 Điều 2 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
15. Về hợp tác quốc tế:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về giao thông vận tải đường sắt; chủ trì hoặc phối hợp các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ trình Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về giao thông vận tải đường sắt;
b) Chủ trì tổ chức hoặc tham gia đoàn đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về giao thông vận tải đường sắt theo phân công của Bộ trưởng;
c) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về giao thông vận tải đường sắt đã được phê duyệt; thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
d) Tổ chức đàm phán và ký kết nghị định thư đường sắt biên giới hàng năm với cơ quan có thẩm quyền về đường sắt của các quốc gia có nối ray với đường sắt Việt Nam theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ xây dựng dự thảo, lập hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền đề xuất việc tham gia các tổ chức quốc tế về giao thông vận tải đường sắt; tham gia đoàn đàm phán gia nhập tổ chức quốc tế về giao thông vận tải đường sắt; giới thiệu nhân sự đề nghị Bộ trưởng cử tham gia các tổ chức quốc tế về giao thông vận tải đường sắt; quản lý và chỉ đạo hoạt động của các nhân sự này trong nhiệm kỳ công tác theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
e) Là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về giao thông vận tải đường sắt mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia theo thẩm quyền;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan triển khai các nghị quyết, quyết định của Tổ chức Hợp tác đường sắt (OSJD), Hiệp hội đường sắt Mê Công mở rộng (GMRA) và các tổ chức quốc tế liên quan khác theo thẩm quyền;
h) Quản lý, cấp phát, hướng dẫn việc sử dụng Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí theo quy định của Tổ chức Hợp tác đường sắt (OSJD).
...
Theo đó, về vấn đề hợp tác quốc tế thì Cục Đường sắt Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 15 Điều 2 nêu trên.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm trước ai về toàn bộ hoạt động của Cục?
Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường sắt Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 58/2024 về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc?
- Mẫu phiếu bầu Bí thư Chi bộ mới nhất tại Đại hội Chi bộ, Đảng bộ? Mẫu phiếu bầu Bí thư chi bộ năm 2024?
- Tải mẫu biên bản họp cuối năm trong nội bộ công ty mới nhất? Công ty phải lưu giữ những tài liệu nào?
- Mẫu Báo cáo thành tích tập thể đề nghị Liên đoàn Lao động tặng bằng khen theo chuyên đề? Tải về mẫu báo cáo?
- Hướng dẫn cán bộ Cảnh sát giao thông giải quyết ban đầu khi có vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 ra sao?