Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp là đơn vị hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đúng không?
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng hay không?
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Chức năng
1. Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Cục Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: NATIONAL LEGAL AID AGENCY; viết tắt: NLAA.
Theo đó, Cục Trợ giúp pháp lý có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp là đơn vị hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đúng không?
Nhiệm vụ của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản theo phân công của Lãnh đạo Bộ hoặc theo yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, đơn vị thuộc các Bộ, ngành khác có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án và dự án, văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.
4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết vướng mắc, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; định kỳ báo cáo Bộ trưởng về công tác theo dõi, thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Cục.
6. Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tập sự trợ giúp pháp lý; yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
7. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
...
Theo đó, Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp là đơn vị rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Lãnh đạo của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp gồm những ai?
Lãnh đạo của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 768/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Chính sách và quản lý nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Phòng Tài chính và Quản lý chất lượng trợ giúp pháp lý;
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin, dữ liệu trợ giúp pháp lý.
Trung tâm Thông tin, dữ liệu trợ giúp pháp lý là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
...
Theo đó, lãnh đạo của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
- Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?