Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng là gì? Cục Trẻ em có bao nhiêu phòng chức năng?
Cục Trẻ em có chức năng là gì?
Cục Trẻ em (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 1126/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Cục Trẻ em là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.
Cục Trẻ em có tên giao dịch quốc tế là Department of Children’s Affairs, viết tắt là DCA.
Căn cứ trên quy định Cục Trẻ em là đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.
Cục Trẻ em có bao nhiêu phòng chức năng?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1126/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Cục Trẻ em:
1. Cục Trẻ em có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc:
a) Phòng Bảo vệ trẻ em;
b) Phòng Chăm sóc trẻ em;
c) Phòng Phát triển và tham gia của trẻ em;
d) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
đ) Phòng Kế toán - Tài vụ;
e) Văn phòng;
g) Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (đơn vị sự nghiệp).
Căn cứ trên quy định Cục Trẻ em có 05 phòng chức năng, bao gồm:
- Phòng Bảo vệ trẻ em;
- Phòng Chăm sóc trẻ em;
- Phòng Phát triển và tham gia của trẻ em;
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
- Phòng Kế toán - Tài vụ;
Cục Trẻ em có nhiệm vụ chính là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 1126/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy định Cục Trẻ em có nhiệm vụ chính như sau:
Trong phạm vi trách nhiệm của Bộ, Cục Trẻ em có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ theo phân công:
+ Dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.
+ Chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và dự án, đề án về trẻ em.
+ Cơ chế, chính sách, giải pháp về bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
+ Quản lý hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền.
+ Hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực trẻ em.
+ Tham gia ý kiến bằng văn bản về những vấn đề liên quan đến trẻ em gửi ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành, địa phương.
+ Hướng dẫn việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực trẻ em thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý trong lĩnh vực trẻ em.
- Giúp Bộ điều phối việc thực hiện quyền trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình bảo vệ trẻ em, Diễn đàn trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em và các chương trình, dự án, kế hoạch về thực hiện quyền trẻ em.
- Là đầu mối phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức khác trong việc đánh giá thực hiện các công ước, điều ước quốc tế về trẻ em mà Việt Nam tham gia, phê chuẩn.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành; hướng dẫn về vị trí việc làm, số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực trẻ em theo phân công của Bộ.
- Giúp Bộ quản lý các hội, hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành và các tổ chức khác trong việc giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em; chủ trì tổng kết, đánh giá, nhân rộng các phong trào, mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em.
- Thực hiện hợp tác quốc tế; tham gia nghiên cứu khoa học về trẻ em; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em theo phân công của Bộ.
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất về thực hiện quyền trẻ em.
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?