Cục Thông tin đối ngoại là cơ quan trực thuộc Bộ nào? Cục Thông tin đối ngoại có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cục Thông tin đối ngoại là cơ quan trực thuộc Bộ nào?
Cục Thông tin đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1495/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 14/08/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thông tin đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về thông tin đối ngoại.
2. Cục Thông tin đối ngoại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Trước đây, vấn đề Cục Thông tin đối ngoại là cơ quan trực thuộc Bộ nào được giải đáp như sau:
Theo Điều 1 Quyết định 939/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 14/08/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Thông tin đối ngoại là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về thông tin đối ngoại.
Cục Thông tin đối ngoại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Thông tin đối ngoại là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về thông tin đối ngoại.
Cục Thông tin đối ngoại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Thông tin đối ngoại (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin đối ngoại được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin đối ngoại được quy định tại Điều 3 Quyết định 1495/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 14/08/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Cục:
Cục Thông tin đối ngoại có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Cục được phân công, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Tổ chức bộ máy, biên chế:
a) Các phòng:
- Phòng Nghiệp vụ - Điều phối;
- Phòng Truyền thông đối ngoại;
- Văn phòng.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Cục, trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
3. Biên chế:
Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Trước đây, vấn đề cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin đối ngoại được giải đáp như sau:
Theo Điều 3 Quyết định 939/QĐ-BTTTT năm 2017, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 882/QĐ-BTTTT năm 2021 (Hết hiệu lực từ 14/08/2023) quy định cơ cấu tổ chức của Cục Thông tin đối ngoại như sau:
(1) Lãnh đạo Cục: Cục Thông tin đối ngoại có Cục trưởng, các Phó Cục trưởng.
- Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Cục và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
(2) Tổ chức bộ máy, biên chế:
- Các phòng:
+ Văn phòng;
+ Phòng Nghiệp vụ - Điều phối;
+ Phòng Báo chí, xuất bản - Chính sách và hợp tác quốc tế.
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Cục do Cục trưởng quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Cục trưởng xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.
Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Cục do Cục trưởng xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Cục Thông tin đối ngoại có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cục Thông tin đối ngoại có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định 1495/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 14/08/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại;
b) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại;
c) Tham mưu giúp Bộ trưởng hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, các đề án, dự án đầu tư trong lĩnh vực thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng, tổng hợp và trình Bộ trưởng báo cáo Chính phủ về hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí.
...
4. Thực hiện công tác quản trị nội bộ:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quản lý thông tin đối ngoại; tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của Cục theo chương trình, kế hoạch của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Quản lý về tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chính sách, chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng;
c) Quản lý tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Bộ trưởng giao.
Trước đây, vấn đề nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thông tin đối ngoại được giải đáp như sau:
Theo Điều 2 Quyết định 939/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 14/08/2023) quy định Cục Thông tin đối ngoại có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất và thực hiện việc xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại.
2. Chủ trì, phối hợp xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại.
3. Hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực thông tin đối ngoại.
4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá dư luận báo chí nước ngoài nói về Việt Nam theo định kỳ, theo chuyên đề và khi có các sự kiện trong nước và quốc tế quan trọng.
5. Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tổ chức cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.
6. Xây dựng quy định về cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin đối ngoại giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí.
7. Là đầu mối phối hợp thực hiện công tác thông tin đối ngoại với các Bộ, Ngành, địa phương, cơ quan báo chí, các tổ chức trong và ngoài nước.
8. Phối hợp với các cơ quan hướng dẫn nội dung và cung cấp thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam theo định kỳ hoặc đột xuất.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?