Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính có tư cách pháp nhân hay không? Bao gồm những phòng ban nào?
Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính có tư cách pháp nhân hay không?
Theo Điều 1 Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Vị trí và chức năng
...
Cục Tài chính doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính có tư cách pháp nhân.
Ngoài ra, Cục còn có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính (Hình từ Internet)
Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước đối với nguồn hỗ trợ doanh nghiệp?
Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Về quản lý nhà nước đối với nguồn hỗ trợ doanh nghiệp:
a) Chủ trì, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ từ ngân sách cho doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Hướng dẫn việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ của các Hội và Hiệp hội ngành hàng;
c) Thẩm định kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách, cấp kinh phí sự nghiệp nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp; thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định dự toán kinh phí đối với một số sản phẩm dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh và giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đó theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
d) Tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc thu, chi từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
...
Theo đó, trong công tác quản lý nhà nước đối với nguồn hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chủ trì, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn hỗ trợ từ ngân sách cho doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Hướng dẫn việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ của các Hội và Hiệp hội ngành hàng;
- Thẩm định kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách, cấp kinh phí sự nghiệp nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp; thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định dự toán kinh phí đối với một số sản phẩm dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh và giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí đó theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong việc thu, chi từ nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính dự thảo kế hoạch điều hòa nguồn vốn, quỹ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính có những phòng ban nào?
Theo Điều 3 Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp gồm:
1. Văn phòng Cục.
2. Phòng Chính sách tổng hợp.
3. Phòng Đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
4. Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp công nghiệp và thương mại (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1).
5. Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp giao thông, vận tải và xây dựng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
6. Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3).
7. Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp thông tin, truyền thông và dịch vụ khác (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 4).
8. Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp dầu khí, xăng dầu (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 5).
9. Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 6).
10. Đơn vị sự nghiệp: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.
...
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp văn phòng, phòng và đơn vị như sau:
- Văn phòng Cục.
- Phòng Chính sách tổng hợp.
- Phòng Đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp công nghiệp và thương mại (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1).
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp giao thông, vận tải và xây dựng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2).
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3).
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp thông tin, truyền thông và dịch vụ khác (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 4).
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp dầu khí, xăng dầu (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 5).
- Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 6).
- Đơn vị sự nghiệp: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?