Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của ai?
- Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của ai?
- Lãnh đạo Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật gồm những ai?
- Có bao nhiêu tổ chức giúp Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của ai?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 679/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Cục chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách; có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo Bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, chương trình, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Cục.
2. Cục là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Cục.
...
Theo đó, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Thứ trưởng phụ trách.
Đồng thời, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo Bộ, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, chương trình, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Cục.
Lãnh đạo Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật gồm những ai?
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 679/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Theo đó, lãnh đạo Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật bao gồm:
- Cục trưởng;
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
- Không quá 03 Phó Cục trưởng;
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu tổ chức giúp Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 679/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
...
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính;
+ Phòng Theo dõi thi hành pháp luật;
+ Phòng Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính;
- Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Thông tin pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
Trung tâm Thông tin pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
Theo đó, có 04 tổ chức giúp Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính;
+ Phòng Theo dõi thi hành pháp luật;
+ Phòng Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề khi tiến hành phá/xây dựng nhà ở? Tải mẫu về ở đâu?
- Công ty tài chính có phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp? Tài liệu nào xác định công ty tài chính là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?
- Công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy hưởng chế độ theo Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?