Cục Quản lý Dược điều hành những hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ gì về lĩnh vực dược? Lãnh đạo Cục Quản lý Dược do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Cục Quản lý Dược điều hành những hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ gì về lĩnh vực dược?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-BYT năm 2023 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Cục Quản lý Dược là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật; chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược, bao gồm: thuốc hóa dược; thuốc dược liệu; vắc xin; sinh phẩm (trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro); nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả bán thành phẩm dược liệu, trừ dược liệu); bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc; mỹ phẩm.
Cục Quản lý Dược có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh là: Drug Administration of Vietnam, viết tắt là DAV.
2. Cục Quản lý Dược có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Cục Quản lý Dược là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật; Đồng thời, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược, bao gồm:
- Thuốc hóa dược;
- Thuốc dược liệu;
- Vắc xin;
- Sinh phẩm (trừ sinh phẩm chẩn đoán invitro);
- Nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả bán thành phẩm dược liệu, trừ dược liệu);
- Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Mỹ phẩm.
Cục Quản lý Dược (Hình từ Internet)
Cục Quản lý Dược có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, thanh tra?
Theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 1969/QĐ-BYT năm 2023 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Quản lý Dược như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Công tác xây dựng chính sách, pháp luật về dược, mỹ phẩm
...
2. Công tác đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
...
3. Công tác thử thuốc trên lâm sàng
...
4. Công tác quản lý kinh doanh dược, hành nghề dược
...
5. Công tác quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
...
6. Công tác quản lý thông tin, quảng cáo thuốc, cảnh giác dược và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
...
7. Công tác quản lý giá thuốc
...
8. Công tác dược bệnh viện
...
9. Công tác quản lý mỹ phẩm
...
10. Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, thanh tra
a) Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn việc triển khai công tác quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm tại các Sở Y tế và công tác dược tại các bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thực hiện thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Các nhiệm vụ khác
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách, hoạt động về dược, mỹ phẩm;
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế và các đơn vị khác có liên quan quản lý việc sản xuất, sử dụng khí oxy sử dụng trong y tế;
c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác hợp tác, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các chức năng Cơ quan quản lý quốc gia về vắc xin (NRA) của Bộ Y tế;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam;
e) Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc dự trữ quốc gia và phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức triển khai thực hiện;
g) Phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền trong công tác quản lý và phát triển dược liệu;
h) Thực hiện công tác pháp chế, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm; tổ chức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm;
i) Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo, quản lý hồ sơ, tài liệu trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm theo quy định;
k) Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, kinh phí được giao theo đúng quy định của pháp luật;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
Như vậy, trong chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra, thanh tra, Cục Quản lý Dược có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn việc triển khai công tác quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm tại các Sở Y tế và công tác dược tại các bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác kiểm tra, tham gia thực hiện thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ về thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Cục Quản lý Dược do ai bổ nhiệm, miễn nhiệm?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1969/QĐ-BYT năm 2023 quy định về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Cục Quản lý Dược như sau:
Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động
1. Lãnh đạo Cục: gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và được Cục trưởng giao phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được giao.
...
Theo quy định trên, lãnh đạo Cục Quản lý Dược: gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo các quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?