Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong những lĩnh vực nào?
Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương được lấy từ đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 848/QĐ-BCT năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định của pháp luật.
2. Cục Quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition Authority.
Tên viết tắt: VCA.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương được lấy từ đâu? (Hình từ Internet)
Bộ máy giúp việc cho Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh bao gồm những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 848/QĐ-BCT năm 2013 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng
a) Văn phòng Cục.
b) Phòng Giám sát và quản lý cạnh tranh.
c) Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh.
d) Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
e) Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
g) Phòng Kiểm soát theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
h) Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước.
i) Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài.
k) Phòng Hợp tác quốc tế.
l) Văn phòng Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh tại Đà Nẵng
m) Văn phòng đại diện Cục Quản lý cạnh tranh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức sự nghiệp.
a) Trung tâm thông tin.
b) Trung tâm Đào tạo điều tra viên.
Việc thành lập, giải thể các đơn vị thuộc Cục do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét và quyết định theo đề nghị của Cục trưởng.
Như vậy, theo quy định, Bộ máy giúp việc cho Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh bao gồm:
(1) Văn phòng Cục.
(2) Phòng Giám sát và quản lý cạnh tranh.
(3) Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh.
(4) Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
(5) Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(6) Phòng Kiểm soát theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
(7) Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước.
(8) Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài.
(9) Phòng Hợp tác quốc tế.
(10) Văn phòng Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh tại Đà Nẵng
(11) Văn phòng đại diện Cục Quản lý cạnh tranh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gì theo quy định?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 848/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý cạnh tranh như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
8. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c) Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
11. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?