Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện những chức năng gì?
- Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện những chức năng gì?
- Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có con dấu riêng hay không?
- Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về công tác chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy chế của cơ quan; công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế; giải quyết các khiếu nại; giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
...
Theo đó, Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng thuộc Tổng cục Thuế có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về các công tác sau đây:
- Công tác chấp hành kỷ cương, kỷ luật, quy chế của cơ quan;
- Công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế;
- Giải quyết các khiếu nại;
- Giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế;
- Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí của các tổ chức, đơn vị và các cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng (Hình từ Internet)
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có con dấu riêng hay không?
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng là đơn vị có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng là đơn vị có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng được quy định tại Điều 2 Quyết định 1969/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về công tác kiểm tra nội bộ; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản theo nguyên tắc rủi ro và công tác kiểm soát tài sản, thu nhập tại các đơn vị, tổ chức trong cơ quan thuế các cấp theo quy định.
+ Xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ về kiểm tra nội bộ; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại; giải quyết tố cáo liên quan đến cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về công tác kiểm tra nội bộ; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại; tố cáo; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế; việc thực hiện các nội quy, quy chế làm việc, quy trình nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan đối với tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan thuế các cấp theo chương trình kế hoạch, hoặc theo yêu cầu đột xuất của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức, viên chức thuế theo quy định của pháp luật và thẩm quyền của Tổng cục Thuế.
- Tổ chức triển khai, thực hiện kiểm tra, xác minh, tổng hợp, báo cáo và các nội dung liên quan về công tác kiểm tra nội bộ, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; công tác quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản theo nguyên tắc rủi ro và công tác kiểm soát tài sản, thu nhập tại các đơn vị, tổ chức trong cơ quan thuế các cấp theo quy định.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi bổ sung các chế độ, chính sách không còn phù hợp được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành Thuế có hành vi vi phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ, nội quy, quy chế được phát hiện thông qua công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích, đúc kết các dấu hiệu, hành vi tham nhũng của công chức, viên chức để đề xuất các biện pháp phòng chống tham nhũng hiệu quả.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, kết quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách, các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan.
- Phối hợp đối với các đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí, biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro thuộc lĩnh vực quản lý.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục.
- Chủ trì hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.
- Thực hiện quản lý công chức theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu của cơ quan theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là bước thứ mấy trong việc lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Mẫu Kế hoạch tổ chức Noel cho trẻ mầm non vui vẻ, thú vị? Lưu ý khi tổ chức Noel cho trẻ mầm non? Trẻ em trường mầm non có quyền gì?
- Đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Thông tư 33/2024 thế nào?
- Mẫu Diễn văn kỷ niệm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 của Chủ tịch Hội CCB? Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải ngày lễ lớn?
- Địa chỉ website đăng ký tên miền .vn? Hồ sơ đăng ký tên miền .vn có gì? Phương thức nộp hồ sơ đăng ký tên miền .vn?