Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý bảo vệ rừng?
Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 5350/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Cục.
2. Phòng Quản lý bảo vệ rừng.
3. Phòng Tổ chức và xây dựng lực lượng.
4. Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp.
5. Đội Kiểm lâm đặc nhiệm.
6. Chi cục Kiểm lâm vùng I, trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ninh (trên cơ sở tổ chức lại Kiểm lâm vùng I).
7. Chi cục Kiểm lâm vùng II, trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa (trên cơ sở tổ chức lại và điều chỉnh phạm vi hoạt động của Kiểm lâm vùng II).
8. Chi cục Kiểm lâm vùng III, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh (trên cơ sở tổ chức lại và điều chỉnh phạm vi hoạt động của Kiểm lâm Vùng III).
9. Chi cục Kiểm lâm vùng IV, trụ sở đặt tại tỉnh Đắk Lắk (trên cơ sở tổ chức lại và điều chỉnh phạm vi hoạt động của Kiểm lâm vùng II và Kiểm lâm vùng III).
Các tổ chức quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 là các tổ chức giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Kiểm lâm.
...
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm bao gồm:
(1) Văn phòng Cục.
(2) Phòng Quản lý bảo vệ rừng.
(3) Phòng Tổ chức và xây dựng lực lượng.
(4) Phòng Điều tra, xử lý vi phạm về lâm nghiệp.
(5) Đội Kiểm lâm đặc nhiệm.
(6) Chi cục Kiểm lâm vùng I, trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ninh (trên cơ sở tổ chức lại Kiểm lâm vùng I).
(7) Chi cục Kiểm lâm vùng II, trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hóa (trên cơ sở tổ chức lại và điều chỉnh phạm vi hoạt động của Kiểm lâm vùng II).
(8) Chi cục Kiểm lâm vùng III, trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh (trên cơ sở tổ chức lại và điều chỉnh phạm vi hoạt động của Kiểm lâm Vùng III).
(9) Chi cục Kiểm lâm vùng IV, trụ sở đặt tại tỉnh Đắk Lắk (trên cơ sở tổ chức lại và điều chỉnh phạm vi hoạt động của Kiểm lâm vùng II và Kiểm lâm vùng III).
Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý bảo vệ rừng?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 5350/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Kiểm lâm như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của Cục.
5. Về quản lý bảo vệ rừng:
a) Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp:
- Việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng; chế độ quản lý, duy trì hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng;
- Về huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các Bộ, ngành, địa phương trong những trường hợp cần thiết.
b) Thường trực công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ phát triển rừng và quản lý lâm sản theo quy định.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc giao rừng, cho thuê rừng; kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp; theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng; nương rẫy; bảo vệ rừng; quản lý lâm sản.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
e) Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sinh vật hại rừng.
6. Về bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng:
Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động gây nuôi, trồng cấy động vật rừng, thực vật rừng theo quy định.
...
Như vậy, về công tác quản lý bảo vệ rừng thì Cục Kiểm lâm có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp:
- Việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng;
Chế độ quản lý, duy trì hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ rừng;
- Về huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan kiểm lâm và các Bộ, ngành, địa phương trong những trường hợp cần thiết.
(2) Thường trực công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
(3) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ phát triển rừng và quản lý lâm sản theo quy định.
(4) Hướng dẫn, kiểm tra việc giao rừng, cho thuê rừng; kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp;
Theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng; nương rẫy; bảo vệ rừng; quản lý lâm sản.
(5) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
(6) Phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật trong phòng, trừ sinh vật hại rừng.
Cục Kiểm lâm có được khởi tố vụ án hình sự vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng không?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 5350/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Kiểm lâm như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng:
Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động gây nuôi, trồng cấy động vật rừng, thực vật rừng theo quy định.
7. Về kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật:
a) Thực hiện xử lý vi phạm hành chính; khởi tố vụ án hình sự vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động xử lý vi phạm hành chính; điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của các cơ quan kiểm lâm địa phương theo quy định của pháp luật.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức, thực hiện công tác phòng, chống tiêu cực trong lực lượng Kiểm lâm.
...
Như vậy, Cục Kiểm lâm có quyền khởi tố vụ án hình sự vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?