Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo đối với bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trương ương?
- Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo đối với bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trương ương?
- Đơn vị nào trực thuộc Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1?
- Cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo đối với bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trương ương?
Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo đối với bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trương ương, thì theo quy định tại Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 ban hành kèm theo Quyết định 1215/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 (Cục I) là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước và trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các địa phương thuộc khu vực 1, gồm 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.
Cục I có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội và có con dấu riêng.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 thực hiện giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các địa phương thuộc khu vực 1, gồm 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.
Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 (Hình từ Internet)
Đơn vị nào trực thuộc Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1?
Đơn vị trực thuộc Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 ban hành kèm theo Quyết định 1215/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Cục I gồm có:
a) Lãnh đạo Cục có Cục trưởng và các phó Cục trưởng;
b) Các đơn vị trực thuộc Cục gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra 1;
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra 2;
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra 3.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng do Cục trưởng Cục I quy định.
3. Biên chế của Cục do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Cục trưởng Cục I.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị trực thuộc Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra 1;
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra 2;
- Phòng Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra 3.
Cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc được quy định tại Điều 5 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 ban hành kèm theo Quyết định 1215/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Cục trưởng
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Cục theo quy định tại Điều 2 của Quy định này và những công việc do lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện công việc được giao.
2. Phân công và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó cục trưởng, các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức trong Cục.
3. Chỉ đạo việc xây dựng đề cương, kế hoạch tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; trực tiếp làm Trưởng đoàn thanh tra đối với các cuộc thanh tra có quy mô lớn, có nội dung phức tạp khi được Tổng Thanh tra Chính phủ giao; đề xuất việc bố trí cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được phân công thực hiện, sau khi trao đổi với Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
4. Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà Cục được phân công thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ được phê duyệt; tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng báo cáo, kết luận thanh tra đối với các Đoàn thanh tra, kiểm tra do Cục chủ trì hoặc do cán bộ thuộc Cục làm Trưởng đoàn trước khi trình Tổng Thanh tra Chính phủ.
5. Phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Thanh tra Chính phủ để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục và thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ.
6. Quản lý cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Thanh tra Chính phủ; duy trì kỷ luật công tác, quản lý, đánh giá và thực hiện công tác thi đua khen thưởng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của Cục; xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong Cục.
7. Chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng con dấu của Cục; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản được giao.
8. Thực hiện nhiệm vụ được Tổng Thanh tra Chính phủ ủy quyền giải quyết; ký thừa lệnh khi được ủy quyền một số văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ theo quy định tại Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ. Ký các văn bản: giới thiệu, cử các tổ công tác khảo sát nắm tình hình tại các địa phương thuộc khu vực 1, các cơ quan, tổ chức liên quan phục vụ cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra; trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với Thanh tra các địa phương thuộc khu vực 1; văn bản trong quản lý, điều hành nội bộ của Cục.
9. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ. Báo cáo kịp thời với Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết, những vấn đề về cơ chế, chương trình, kế hoạch cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Thanh tra Chính phủ giao.
Theo đó, Cục trưởng Cục Giải quyết khiếu nại tố cáo và Thanh tra khu vực 1 có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?