Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân không? Việc thành lập các Phòng của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực do ai quyết định?
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân không?
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là tổ chức trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy đinh trên thì Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Việc thành lập các Phòng của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực do ai quyết định?
Việc thành lập các Phòng của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực do ai quyết định, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các tổ chức giúp việc Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, gồm:
a) Phòng Kế hoạch và Quản lý hàng dự trữ;
b) Phòng Kỹ thuật bảo quản;
c) Phòng Tài chính kế toán;
d) Phòng Tổ chức - Hành chính;
đ) Phòng Thanh tra - Kiểm tra.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
2. Các Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
Chi cục Dự trữ Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Dự trữ Nhà nước.
3. Việc thành lập, giải thể, chia tách, sáp nhập các Phòng, Chi cục Dự trữ Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì việc thành lập các Phòng của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có nhiệm vụ bảo vệ an toàn hàng dự trữ quốc gia đúng không?
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có nhiệm vụ bảo vệ an toàn hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 315/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định:
a) Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm về dự trữ quốc gia trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
b) Chương trình, kế hoạch, dự án, đề án triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Kế hoạch dự trữ quốc gia trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị.
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, dự toán ngân sách sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.
3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật dự trữ quốc gia đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia, các tổ chức, cá nhân sử dụng hàng dự trữ quốc gia trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền của mình hoặc theo yêu cầu của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị trực thuộc; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện việc mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch được giao hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
5. Thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu nạn, hỗ trợ, viện trợ quốc tế hoặc đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và hiệu quả.
6. Thực hiện công tác quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quản lý và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện công tác bảo vệ, bảo mật, phòng chống cháy, nổ, bão lụt, đảm bảo an toàn hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có nhiệm vụ thực bảo vệ an toàn hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước và Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?