Cục Đăng kiểm Việt Nam có được phép thuê tài chính để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình không?

Em ơi cho chị hỏi: Cục Đăng kiểm Việt Nam có được phép thuê tài chính để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình không? Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Cục Đăng kiểm được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Ái Khanh đến từ Đà Nẵng.

Cục Đăng kiểm Việt Nam có được phép thuê tài chính để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 49/2018/TT-BTC quy định như sau:

Thuê tài sản hoạt động
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam được thuê tài sản (bao gồm cả hình thức thuê tài chính) để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của đơn vị và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
2. Việc thuê và sử dụng tài sản thuê phải tuân theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Như vậy Cục Đăng kiểm Việt Nam được phép thuê tài chính để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu của đơn vị và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Cục Đăng kiểm

Cục Đăng kiểm (Hình từ Internet)

Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Cục Đăng kiểm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 49/2018/TT-BTC quy định như sau:

Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định
Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định nhằm đáp ứng các hoạt động cung cấp dịch vụ đăng kiểm và thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:
a) Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định do Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện, quá trình đầu tư xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đối với việc đầu tư, mua sắm, sử dụng phương tiện đi lại (xe ô tô) phục vụ công tác cho các chức danh lãnh đạo và phục vụ công tác chung, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng phục vụ công tác bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định hiện hành.

Như vậy việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Cục Đăng kiểm được quy định cụ thể như trên.

Đối với các khoản nợ phải thu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 49/2018/TT-BTC quy định như sau:

Quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả
1. Quản lý nợ phải thu.
a) Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam:
- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 206/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi các khoản nợ phải thu; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế;
- Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ;
- Phải theo dõi chi tiết theo từng loại nguyên tệ đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; cuối kỳ, đánh giá lại và xử lý chênh lệch tỷ giá theo quy định;
- Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Cục Đăng kiểm Việt Nam đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính;
- Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan, số còn lại được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thuyết minh chi tiết giá trị (theo nguyên tệ và VND) các khoản nợ khó đòi đã xử lý trong vòng 10 năm kể từ ngày xử lý theo từng đối tượng, nguyên nhân đã xóa sổ kế toán nợ khó đòi và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập khác của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định, căn cứ vào hậu quả của việc xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Bộ Giao thông vận tải quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật; nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của chủ sở hữu tại Cục Đăng kiểm Việt Nam thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật.
...

Theo đó, đối với các khoản nợ phải thu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm theo quy định cụ thể nêu trên.

Cục Đăng kiểm Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc quản lý cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam là gì? Cục Đăng kiểm Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là gì theo quy định?
Pháp luật
Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam là những đơn vị nào? Trụ sở của Cục Đăng kiểm Việt Nam được đặt ở đâu?
Pháp luật
Có bao nhiêu chi cục đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng Kiểm Việt Nam? Cục Đăng kiểm Việt Nam có chức năng gì?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải không? Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hay không?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể ủy quyền cho đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra phương tiện nhập khẩu không?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đơn vị đăng kiểm khi vi phạm đúng không?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm tuyển dụng 142 viên chức trên phạm vi cả nước? Lương của viên chức chuyên ngành đăng kiểm có cao không?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về hoạt động đăng kiểm trên phạm vi cả nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục Đăng kiểm Việt Nam
781 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục Đăng kiểm Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cục Đăng kiểm Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào