Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có những chức năng gì? Lãnh đạo Cục Con nuôi gồm có những thành phần nào?
Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có những chức năng gì theo quy định?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 639/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Cục Con nuôi như sau:
Chức năng
Cục Con nuôi là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi; giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật; giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam.
Cục Con nuôi (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Cục Con nuôi là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện những công việc sau đây:
(1) Quản lý nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi;
(2) Giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật;
(3) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam.
Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp có những chức năng gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp gồm có những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 639/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Cục Con nuôi như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Cục:
Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục.
Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, Điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Cục:
- Văn phòng;
- Phòng Pháp luật và Quản lý con nuôi trong nước;
- Phòng Quản lý con nuôi nước ngoài.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Con nuôi.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định.
2. Biên chế của Cục thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Con nuôi và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Như vậy, theo quy định thì lãnh đạo Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp gồm có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
Cục Con nuôi có phải chịu trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác đăng ký nuôi con nuôi hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 639/QĐ-BTP năm 2018 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác của Cục Con nuôi như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
...
4. Quan hệ công tác giữa Cục và một số đơn vị thuộc Bộ có liên quan:
...
e) Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính trong việc tổ chức thực hiện các chế độ về tài chính, kế toán của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; thống kê số liệu về nuôi con nuôi;
g) Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin trong việc xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu và Phần mềm quản lý nuôi con nuôi, duy trì hoạt động trang thông tin điện tử về nuôi con nuôi;
h) Phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cập nhật quy phạm pháp luật mới ban hành và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Đề Mục Nuôi con nuôi tại Bộ pháp điển theo quy định của pháp luật;
i) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, xác định vị trí việc làm, quản lý, sử dụng công chức, người lao động của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
k) Phối hợp với Học viện tư pháp, các Trường Trung cấp luật thuộc Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Như vậy, Cục Con nuôi có trách nhiệm phối hợp với Học viện tư pháp, các Trường Trung cấp luật thuộc Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?