Cục 3 Thanh tra Chính phủ là gì? Vị trí và chức năng của Cục 3 Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
Cục 3 Thanh tra Chính phủ là gì?
Cục 3 Thanh tra Chính phủ được căn cứ theo khoàn 11 Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
9. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I).
10. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II).
11. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III).
12. Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV).
13. Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
...
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 14 là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ khoản 15 đến khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân trung ương có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Cục 3 Thanh tra Chính phủ có tên gọi là Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3.
Cục 3 Thanh tra Chính phủ là tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Cục 3 Thanh tra Chính phủ là gì? Vị trí và chức năng của Cục 3 Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Vị trí và chức năng của Cục 3 Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
Vị trí và chức năng của Cục 3 Thanh tra Chính phủ được căn cứ theo Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (Cục III) do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
(1) Cục 3 Thanh tra Chính phủ có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra đối với các địa phương thuộc khu vực 3, gồm 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Bình Thuận,
- Đồng Nai,
- Bình Phước,
- Tây Ninh,
- Bình Dương,
- Bà Rịa- Vũng Tàu,
- Thành phố Hồ Chí Minh,
- Long An,
- Tiền Giang,
- Bến Tre,
- Đồng Tháp,
- An Giang,
- Vĩnh Long,
- Trà Vinh,
- Cần Thơ,
- Hậu Giang,
- Sóc Trăng,
- Kiên Giang,
- Bạc Liêu,
- Cà Mau;
Cục 3 Thanh tra Chính phủ còn có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra trong phạm vi được phân công phụ trách.
(2) Cục 3 Thanh tra Chính phủ có trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và có con dấu riêng.
Cục 3 Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước như thế nào?
Cục 3 Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước được căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, hoạt động của Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (Cục III) do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 897/QĐ-TTCP năm 2013 như sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề án, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ;
- Phối hợp với các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ xây dựng trình Tổng Thanh tra Chính phủ các văn bản pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các địa phương thuộc khu vực 3 xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra; chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực 3 khi cần thiết;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ trong việc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực 3 tiến hành thanh tra những vụ việc thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không đồng ý thì trình Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra và chủ trì thực hiện;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực 3 trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực 3 trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Phối hợp với Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực 3 theo dõi tình hình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đề xuất kịp thời với Tổng Thanh tra Chính phủ các giải pháp giải quyết khi có dấu hiệu phát sinh phức tạp;
- Phối hợp với Vụ Pháp chế tham gia ý kiến về các dự án pháp luật do Thanh tra Chính phủ hoặc các bộ, ngành khác chủ trì;
- Tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; tham gia nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?