Cửa hàng phụ kiện điện thoại kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Cửa hàng phụ kiện điện thoại kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Cửa hàng phụ kiện điện thoại có bị tịch thu các sản phẩm không có hóa đơn chứng từ hay không?
- Ngoài hóa đơn chứng từ thì có thể sử dụng những giấy tờ nào để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa?
Cửa hàng phụ kiện điện thoại kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP trường hợp cửa hàng phụ kiện điện thoại không xuất trình được các hóa đơn chứng từ chứng mình xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
Các sản phẩm hàng hóa không rõ xuất xứ, nguồn gốc có giá trị càng lớn thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng phụ kiện điện thoại sẽ càng cao, cụ thể:
(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
(3) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
(5) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi v kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
(6) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
(7) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
(8) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
(9) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
(10) Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Cửa hàng phụ kiện điện thoại kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Cửa hàng phụ kiện điện thoại có bị tịch thu các sản phẩm không có hóa đơn chứng từ hay không?
Căn cứ khoản 13 và khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo quy định trên thì ngoài mức xử phạt vi phạm hành chính đã nêu trên thì thì cửa hàng phụ kiện điện thoại sẽ bị tịch thu các sản phẩm hàng hóa không có hóa đơn chứng từ.
Các sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị tiêu hủy nếu gây hại cho sức khỏe con người, và môi trường.
Ngoài ra, cửa hàng phụ kiện điện thoại còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp từ việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài hóa đơn chứng từ thì có thể sử dụng những giấy tờ nào để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa?
Căn cứ khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, ngoài hóa đơn chứng từ ra thì có thể chứng minh nguồn gốc, xuất xử của hàng hóa thông qua:
- Thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa;
- Hợp đồng mua bán;
- Tờ khai hải quan;
- Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước còn có nhiệm vụ gì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán?
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?