Công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ có cách thức giải quyết như thế nào? Thủ tục trình Tổng Thanh tra Chính phủ văn bản giải quyết công việc thực hiện như thế nào?
Công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ có cách thức giải quyết như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ ban hành theo Quyết định 1963/QĐ-TTCP năm 2006, có quy định về cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ như sau:
Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ
1. Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra xem xét, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở đề xuất của các Vụ, đơn vị theo Phiếu trình (ban hành kèm theo Quy chế này).
2. Đối với những vấn đề quan trọng, khi cần thiết Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi quyết định, nội dung các cuộc họp phải được ghi thành văn bản.
3. Tổng Thanh tra, các Phó Tổng Thanh tra có thể trực tiếp giải quyết một số công việc cấp bách, cần thiết trong khi đi công tác, làm việc ở địa phương, cơ sở hoặc khi làm việc với các đơn vị thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Như vậy, theo quy định trên thì công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ có cách thức giải quyết như sau:
- Tổng Thanh tra xem xét, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở đề xuất của các Vụ, đơn vị theo Phiếu trình;
- Đối với những vấn đề quan trọng, khi cần thiết Tổng Thanh tra chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi quyết định, nội dung các cuộc họp phải được ghi thành văn bản;
- Tổng Thanh tra có thể trực tiếp giải quyết một số công việc cấp bách, cần thiết trong khi đi công tác, làm việc ở địa phương, cơ sở hoặc khi làm việc với các đơn vị thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ có cách thức giải quyết như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục trình Tổng Thanh tra Chính phủ văn bản giải quyết công việc được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ ban hành theo Quyết định 1963/QĐ-TTCP năm 2006, có quy định về thủ tục gửi văn bản trình giải quyết công việc như sau:
Thủ tục gửi văn bản trình giải quyết công việc
1. Thủ tục trình Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra giải quyết công việc
a) Văn bản trình Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ phải do Vụ trưởng, thủ trưởng đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra Bộ, ngành, Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký và đóng dấu (nếu có);
b) Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ, đơn vị khác, trong hồ sơ trình nhất thiết phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các Vụ, đơn vị liên quan (gửi kèm theo hồ sơ trình). Đối với những đề xuất của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có liên quan đến cơ chế, chính sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Hồ sơ trình đối với các văn bản, đề án bao gồm:
- Tờ trình phải thuyết minh rõ nội dung chính của đề án, luận cứ của các kiến nghị, các ý kiến khác nhau.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật, nội dung tờ trình phải theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Đối với điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế phải theo đúng quy định của các văn bản có liên quan;
- Văn bản hoặc ý kiến của đơn vị thẩm định đề án (nếu có);
- Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến tham gia của các Vụ, đơn vị có liên quan, kể cả ý kiến tư vấn khác (nếu có);
- Các tài liệu cần thiết khác.
2. Hồ sơ, văn bản trình gửi cho Văn phòng thẩm định, trước khi trình Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra. Nếu cần gửi hồ sơ, văn bản trình đến các đơn vị có liên quan để biết hoặc phối hợp thì ghi tên các đơn vị đó ở phần "Nơi nhận" của văn bản trình.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục trình Tổng Thanh tra Chính phủ văn bản giải quyết công việc thực hiện như như sau:
- Văn bản trình Tổng Thanh tra Chính phủ phải do Vụ trưởng, thủ trưởng đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra Bộ, ngành, Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký và đóng dấu (nếu có);
- Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Vụ, đơn vị khác, trong hồ sơ trình nhất thiết phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các Vụ, đơn vị liên quan (gửi kèm theo hồ sơ trình).
- Đối với những đề xuất của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có liên quan đến cơ chế, chính sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời gian bao lâu thì Tổng thanh tra Chính phủ phải xử lý hồ sơ trình?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Quy chế làm việc của Thanh tra Chính phủ ban hành theo Quyết định 1963/QĐ-TTCP năm 2006, có quy định về xử lý hồ sơ trình và thông báo kết quả như sau:
Xử lý hồ sơ trình và thông báo kết quả
1. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng trình, Tổng Thanh tra, Phó Tổng thanh tra có trách nhiệm xử lý hồ sơ, văn bản trình và có ý kiến chính thức vào Phiếu trình.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng trình thì Tổng Thanh tra có trách nhiệm xử lý hồ sơ, văn bản trình và có ý kiến chính thức vào Phiếu trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?