Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do ai sở hữu 100% vốn điều lệ?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do ai sở hữu 100% vốn điều lệ?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động nhằm mục tiêu gì?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do ai sở hữu 100% vốn điều lệ?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 952/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân
1. VAMC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. VAMC có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu và được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. VAMC là doanh nghiệp đặc thù, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (gọi tắt là VAMC) do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
- VAMC có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu và được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- VAMC là doanh nghiệp đặc thù, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động nhằm mục tiêu gì?
Theo Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 952/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
1. VAMC hoạt động nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
2. VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Theo đó, VAMC hoạt động nhằm mục tiêu xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?
Theo Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 952/QĐ-NHNN năm 2021 quy định VAMC hoạt động trong phạm vi sau đây:
(1) VAMC được thực hiện tất cả các hoạt động được ghi trong Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và quy định của pháp luật liên quan sau đây:
- Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Mua nợ xấu có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
- Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
- Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ;
- Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;
- Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
- Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
- Tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;
- Được nhận ủy quyền của cổ đông các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật;
- Được cử người tham gia quản trị, điều hành tại các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật;
- Mua nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính theo quy định pháp luật;
- Được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 5 Điều lệ này.
(2) VAMC được phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt để mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng. Hội đồng thành viên xây dựng, trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án phát hành trái phiếu, trái phiếu đặc biệt trong từng thời kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
(3) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?