Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty không?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty không?
- Ai có thẩm quyền ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty thì bị xử phạt như thế nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;
e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty.
Công ty phải lưu giữ tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
e) Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt đối với những hành vi liên quan đến doanh nghiệp như sau:
Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
…
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
…
Theo đó tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức phạt tiền
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không lưu giữ quy chế quản lý nội bộ của công ty thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm định thuốc thú y là gì? Kiểm định thuốc thú y nhằm mục đích gì? Thuốc thú y phải bảo đảm chất lượng thế nào?
- Sau bao lâu sẽ xóa nợ tiền chậm nộp thuế? Hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp thuế bao gồm những tài liệu giấy tờ gì?
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?