Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển có phải thành lập bộ phận y tế hay không?
- Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển có phải thành lập bộ phận y tế hay không?
- Người làm công tác y tế tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển cần đáp ứng điều kiện gì?
- Người làm công tác y tế tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển có các quyền hạn gì?
Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển có phải thành lập bộ phận y tế hay không?
Tại khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Bộ phận y tế
1. Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
...
Việc tổ chức bộ phận y tế được căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
Tổ chức bộ phận y tế
Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo quy định nêu trên, đối với Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển với số lượng người lao động dưới 100 người thì người sử dụng lao động phải thành lập bộ phận y tế và bố trí ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.
Tuy nhiên, trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì thực hiện theo quy định sau đây:
- Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây:
+ Cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định;
+ Có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
- Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển có phải thành lập bộ phận y tế hay không? (Hình từ Internet)
Người làm công tác y tế tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển cần đáp ứng điều kiện gì?
Người làm công tác y tế tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển cần đáp ứng điều kiện được căn cứ theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
- Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
- Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
Người làm công tác y tế tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển có các quyền hạn gì?
Người làm công tác y tế tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh dịch vụ đóng tàu biển có các quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này;
Đồng thời quản lý trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc; hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu cho người lao động tại cơ sở;
- Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
- Được người sử dụng lao động bố trí thời gian tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?